Đôi khi, nếu họ (tu sĩ thiền sinh) chỉ niệm Phật Hiệu thôi thì họ đi vòng quanh và niệm Phật Hiệu. Nhưng nếu thiền theo kiểu Zen thì họ không niệm. Họ chỉ quán hơi thở. Thở vô, ra, như vậy. Vô, ra, vô, ra, và mắt phải mở. Đó là quy tắc. Trong tương lai, có lẽ “Quy tắc của Thanh Hải” là nếu vào chùa thì phải nhắm mắt. “Đạo Thanh Hải”! Ngoài việc chờ đi vệ sinh chỉ hai phút thôi, quý vị cũng phải nhắm mắt và trùm đầu trong lúc ngồi trong chùa. Phải mang theo cái khăn nữa. Được rồi. Nhưng càng tập ngồi lâu, quý vị sẽ càng thành thạo.
Cổ của quý vị thì sao? Có sao không? Mọi thứ không sao hả? (Dạ không sao.) Nếu quý vị thật tình buồn ngủ, mệt mỏi quá, thì cứ đi giãn chân giãn tay. Chỉ đừng làm phiền người bên cạnh. Thế thôi, nhé? Yên lặng đi ra. Ở đây không có nhiều luật lệ quan trọng. Miễn sao quý vị vui, ngồi được và khỏe mạnh là được rồi. Tại vì đôi khi nhiều người ngồi chung, rồi người bên cạnh ai cũng ngáy, thì cũng khó giữ cho mình tỉnh táo. Quý vị có khuynh hướng hòa nhập, “đoàn kết thì sống” mà! Nhưng về mặt khác, quý vị ổn ha? (Dạ.) Sau Thái Lan, quý vị chịu được phải không? Cái cổ vẫn còn đó hả? (Dạ.) Nếu tiếp tục thiền như vậy thì quý vị giỏi lắm. Dù thỉnh thoảng quý vị có ngủ, tôi cảm thấy quý vị thật phi thường. Quý vị giỏi thật.
Giống như những lúc mình ngồi trên máy bay đó, băng qua đại dương, qua nhiều giờ, suốt 12 tiếng, có khi 20 tiếng. nhưng trong máy bay mình được đi lên đi xuống hả? Hay không được? Không được. (Dạ được.) Có lúc được. Ở đây quý vị cũng được như vậy. Cũng có thể đi lên đi xuống mỗi hai, ba, bốn tiếng. Đi ra ăn, hay đi vệ sinh. Không đến nỗi nào, phải không? (Dạ không đến nỗi!) Nhưng trường hợp quý vị cảm thấy mệt quá thì cũng có mấy phòng trống ở khắp nơi. Bởi vì người nào cũng chen chúc ở đây, nên ở đâu cũng có phòng trống. Quý vị cứ đi tìm chỗ nào trống, thì nhào vô. Đừng cho hộ pháp biết. Nếu muốn đi bộ một chút thì mình có mấy phòng trống, vô đó đi vòng vòng một mình, hay là đi cầu thang, chẳng hạn vậy. Trên gác cũng có nhiều chỗ, quý vị biết hay không? Trên đó rộng lắm và mát mẻ.
Cho nên, ngoại trừ những lúc tôi ở đây, nếu quý vị muốn thiền một mình trên đó, thì cũng được. Ồ, bây giờ họ cấm rồi! Cấm lên đó! (Dạ phải.) Tại sao vậy? (Dạ, con không biết.) Không biết. (Dạ quá ồn cho Sư Phụ) Quá ồn à? (Quá ồn cho Sư Phụ.) Không, tôi ngủ nên không nghe thấy tiếng ồn nào! Tiếng ồn duy nhất tôi nghe thấy là tiếng ngáy. Nếu quý vị cảm thấy như... Nhưng chắc do không đủ người nên họ không muốn quý vị lên đó. Nhưng lúc nào cũng có phòng trống. Thậm chí đằng sau đây cũng có một phòng trống. Hai phòng trống. Cứ dùng đi chứ hả. Dù họ cấm quý vị không được lên đó, nhưng nếu quý vị muốn lên đó thiền, thì cũng được. Không quan trọng. Cho họ muốn làm gì thì làm. Hiếm khi nào có phòng trống cho người ta, nên hãy để họ tận dụng. Tôi nghĩ họ sẽ không nói gì đâu. Có lẽ ý họ là không cần thiết, thế thôi. Dưới này ấm hơn cho mọi người, thế thôi. Ấm cúng hơn, dễ biết ai có mặt, ai không, và gọi quý vị đi ăn trưa, ăn tối... Hoặc nếu tôi ở đây, thì dễ cho quý vị gặp hơn, vậy thôi. Không cấm nhé.
Vậy khi nào quý vị tính dọn ra khỏi đây? (Dạ tối mai.) Tối mai à? (Dạ.) (Chúng con ở lại.) Quý vị ở lại hả? (Dạ tới thứ Năm.) Thứ Năm! Một số người ở lại lâu hơn vì máy bay hả? Không à? Quý vị từ đâu tới? (Từ Anh quốc. Con ở Vương Quốc Anh.) Vương Quốc Anh? Xa nơi đây ha. Sao tới đây được? Bằng máy bay? (Dạ, bằng máy bay.) Ồ, vậy máy bay của quý vị rời trễ một chút. Còn tất cả quý vị đi bằng máy bay hả? (Dạ tối mai, Sư Phụ ạ.) Tất cả quý vị đều đi máy bay? (Dạ.) Trời ơi, toàn người giàu. (Kỳ sau chúng con sẽ lái xe.) (Ước gì kỳ này chúng con lái xe, vì gần lắm.) Ờ, vậy sao không lái? (Dạ tưởng lái xe xa hơn nhiều, nhưng có người nói là chỉ mất 5, 6 tiếng gì đó thôi.) Ờ, tại vì nó rất gần ranh giới biển. (Dạ lần tới lái xe.) Cứ lội qua thôi. (Dạ.) Tôi nhìn vô bản đồ, biển chỉ có bây lớn thôi. Quý vị có vấn đề gì vậy? Đi bộ qua! (Dạ, đi bộ!)
Mình cứ nói giỡn hoài. Chúng ta không cần yoga cười. Mình tự động là yoga cười. Quý vị có nhớ chuyện cười tôi kể hồi trước không? Có một anh chàng kia lái xe gắn máy trên một con đường làng, bỗng nhiên anh ta ngừng lại vì phải băng qua một con suối. Anh ta hỏi cậu bé đứng gần đó: “Này suối sâu bao nhiêu?” Cậu bé nói: “À, sâu khoảng bây nhiêu. Không sao đâu”. Anh kia nói: “Vậy được”. Thế là anh chàng chạy xe qua rồi suýt nữa là chìm. Anh ta: “Á!... ực ực ực...” Quay lại: “Mi bảo ta sâu bấy nhiêu thôi! Suýt nữa là mi giết ta rồi!” Cậu bé nói: “Ồ, sao ngộ vậy! Em thấy nó chỉ tới cổ của (người-thân-)vịt thôi mà”. Quý vị hiểu hả?
Có một đàn người-thân-bò trên cánh đồng kia, hai người-thân-bò đang nói chuyện với nhau. Người-thân bò A nói với người-thân-bò B, rằng: “Chà, tôi thật sự thấy lo quá, đủ thứ tin về bệnh bò điên đang xảy ra. Không biết tụi mình có an toàn không, nó đã lan tới đây chưa, tụi mình có sao không? Có dấu hiệu gì cho biết mình mắc bệnh bò điên không? Anh có biết dấu hiệu nào cho biết là mình bị bệnh đó hay không?” (Người-thân-)bò kia nói: “Tôi thật sự không biết, nhưng tôi nghĩ nó vẫn còn xa lắm, phải không?” Rồi một (người-thân-)bò khác gần đó, (người-thân-)bò thứ ba, bò C, nói xen vô: “Ồ, (người-thân-)vịt tụi mình không có gì đáng lo!” “(Người-thân-)vịt tụi mình không cần lo!”
Quý vị hiểu lẹ quá hả. Hiểu hết chứ hả? Không. (Dạ không.) Không hiểu gì hết. Không hiểu gì hết. Ôi Trời ơi! Không ai giải thích cho cô ấy sao? Người Hungary? (Thật ra, chị đó giải thích cho cô ấy sẽ tốt hơn, vì cả hai là người Pháp.) (Chị ấy là người Pháp.) Cô ấy đâu phải người Pháp, (Con cũng nói tiếng Anh.) Cô ấy nói cô ấy không hiểu. Tôi tưởng cô ấy là người Tây Ban Nha, vì cô ấy mới trả lời tôi bằng tiếng Tây Ban Nha mà, phải không? (Vì Sư Phụ nói tiếng Tây Ban Nha ạ.) Vậy thì sao? (Sư Phụ nói “¿Por qué?”) Tôi tưởng cô là người Tây Ban Nha chứ. Ừ, ừ. Đúng rồi. Thỉnh thoảng tôi xuống thọc lét quý vị một chút. Cho quý vị tươi tỉnh lên. Khỏi cần Thiền đi bộ. Có chuyện gì vui hoặc là có câu hỏi gì hay không? Không hả? Không cần, hả? Tuyệt.
À này, quý vị ăn chưa? (Dạ rồi.) Vẫn hài lòng với thức ăn chứ? (Dạ hài lòng.) Ăn nhiều quá hả? (Dạ!) Tôi đã nói là đừng có ăn nhiều quá. Thảo nào quý vị cứ ngồi đó tiêu hóa đồ ăn hoài. Tôi cũng vô tình ăn nhiều quá. Thầy nào trò nấy. Quý vị biết sao không? Có lẽ Năm Mới mình sẽ có thêm tin vui nữa, có hoài ha. Biết đâu đó? Có lẽ mình sắp sửa có chỗ cộng tu tốt hơn. Có lẽ. Chúng ta được chạy lung tung.
Mình có một chỗ ở Áo, biết không? Nhưng không biết nữa; nó xa quá. (Dạ không!) Không? Mới đầu tôi nghĩ mình có thể tới chỗ đó, nhưng mình có chỗ này. Còn gần hơn, gần phi trường quốc tế hơn. Khách sạn đó, quý vị nghĩ mình có thể chen chúc được bao nhiêu người? (Có 20 phòng, mỗi phòng rộng cỡ 2 phòng ngủ, nên con nghĩ chen chúc khoảng mỗi phòng bốn người). Tổng cộng bao nhiêu người? (Như là...) 80 hả? Thế thôi hả? (40... Dạ, 80!) Ồ, khổ thật! (Nhưng có căn hộ ở tầng trệt.) Tầng trệt, bao nhiêu nữa? (Có hai phòng ngủ rồi có gác, có căn phòng rộng.) Vậy tổng cộng bao nhiêu người? (Căn phòng lớn này, con nghĩ 40 người có thể vừa.) Vậy là 120 người. (Như, ngồi trong phòng này.)
Ờ, rồi sao nữa? Tầng dưới, bao nhiêu? (Tầng dưới là hai phòng ngủ, con nghĩ được 10 người.) Mình cũng phải có nhân viên. Không thể nào chỉ có... (Dạ.) Và quần áo đồ đạc của họ nữa, chỗ chứa. Và nhà hàng thì không ngồi nhiều người được hả? 20. Chỉ để ăn uống thôi hả? (Sư Phụ nói ở phía trước, chỗ bán kem (thuần chay) ạ?) Đúng rồi! (Dạ, bây giờ là chỗ để đồ, con nghe nói vậy.) Nghe nói nghĩa là sao? (Vì con chưa tới đây. Con ở LA (Los Angeles); con vừa mới trở lại.) Sao họ dùng nơi đó làm chỗ để đồ? (Tại vì họ để tất cả giường có… Ở trong mỗi phòng ngủ, có hai cái giường, và bàn ghế cũ. Họ bỏ tất cả bàn ghế vào phòng để đồ này.)
Sao họ để vô đó? (Họ mới lau dọn tất cả, lau sàn nhà…) Vậy rồi họ nên để giường lại chỗ cũ chứ, phải không? (Dạ.) Trời đất! Không bao giờ đủ. Nơi đó cũng xa. Đó thật sự cũng không phải là phi trường quốc tế. (Klagenfurt, dạ, không phải là quốc tế.) Chỉ cho Đức, Berlin và vài chỗ nhỏ… Chỗ này tiện hơn. 400 người có thể vừa chỗ này. (Và rẻ.) Ờ! Nhưng đàng kia nhiều nhà vệ sinh và phòng tắm hơn. Có khoảng 20 hoặc 20 mấy nhà vệ sinh và phòng tắm. (Chà!) Phải (Dạ đúng). Tôi không biết chỗ nào khác, nên cứ đáp xuống chỗ đó, nghĩ rằng: “Ồ, không đến nỗi nào. Có cái hồ gần bên. Mình có thể đi bơi”, (Ôi, tuyệt.) chẳng hạn vậy. Nhưng chỉ mùa hè thôi! Giờ này, tôi nghĩ quý vị sẽ lạnh cóng. Cái hồ, quý vị đi bộ lên trên, chứ không bơi được.
Photo Caption: Điều Phi Thường Thật Sự Hiệu Hữu. Hãy Tìm Nó!