Nên quý vị biết đó, ở chỗ chúng ta, trong đền thờ không phải đền thờ này, mình không bận tâm đến hương hoa, hoặc kèn trống, hay bất cứ thứ gì. Chúng ta chỉ để ý đến sự thành tâm và lòng tận tụy bên trong. Thành ra tôi bảo quý vị hãy tập trung thiền. Không cần thể hiện bên ngoài quá nhiều. Cũng không cần đảnh lễ tôi hay đảnh lễ bất cứ vị Phật nào. […] chư Phật không mong những điều này. Các Ngài mong rằng quý vị tận tâm với chính mình để quý vị có thể tìm thấy Phật Tánh của mình và trở thành Phật hoặc đồng nhất với Thượng Đế. Tìm bản tánh huy hoàng và giúp ích cho chính mình và giúp nhiều chúng sinh khác.
“Arjuna có người em trai tên là Bhima. Em trai ông không bao giờ lễ bái gì cả, không bao giờ đi chùa”. […] “Arjuna nghĩ rằng mình là một đại đệ tử của Thần (Shiva) và rằng mình rất ngoan đạo và tận tâm. Ông nghĩ rằng em trai mình, Bhima, không có lòng mộ đạo. Vì vậy, ông coi thường em trai. Thần Krishna phát hiện ra thái độ của Arjuna và muốn dạy ông một bài học nhớ đời và làm ông thức tỉnh lại. Thần đề nghị Arjuna đi đến Núi Kailash, nơi ngự của Thần Shiva”. […] “Arjuna không hoài nghi gì hết. Vì thế ông vui vẻ đồng ý với đề nghị của Thần Krishna. […] Nào, “Cả hai bắt đầu cuộc hành trình…” đến Núi Kailash. Bảo quý vị rồi, đó không phải là một nơi thú vị để đi. Đó là một hành trình dài vô cùng và đôi khi đi bộ qua những chỗ đất lở, thỉnh thoảng có tuyết nữa, biết không, trên dãy núi tuyết rất dày; rất khó đi. Nhiều người đi và không trở lại.
À, thực ra thì trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, chỗ nào cũng khó đi. Nhưng Kailash là hành trình dài hơn, thế thôi. Phải mất một thời gian lâu hơn. Chứ đi đâu trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, cũng giống như một đường mòn leo núi; mình phải đi từng bước một. Đường đi đôi khi rất hẹp và nguy hiểm – ẩm ướt, tuyết và giá lạnh, mà mình không có gì hết. Và đôi khi, thật khó để nhóm lửa ở độ cao như vậy bởi vì bầu không khí ở đó khác. Khó châm lửa, rồi khi lửa cháy thì đun sôi cũng rất khó. Thành ra hầu hết mọi lúc, tôi ăn đồ không nấu. Tìm được gì thì ăn nấy. Không cần phải nấu. [Nấu] mất quá nhiều thời gian. Đôi khi, còn không chín – mất... ồ, mất cả ngày.
Rồi. “Khi họ đang trên đường đi, họ gặp một người kéo một xe [gỗ] chất đầy hoa đủ loại. Arjuna hỏi người đó mang hoa đi đâu, nhưng người đó cứ làm thinh vì người ấy đang rất mải mê với công việc của mình”. Rất tập trung. Không như quý vị khi ngồi thiền: “Sư Phụ có đây không?” “Ngài tới chưa?” “Đã 6 giờ rồi, mà sao Ngài chưa đến?” Ờ. “Vì vậy, Thần Krishna nói với Arjuna: ‘Chúng ta hãy đi theo người này và tìm hiểu xem chuyện gì’. Arjuna đồng ý và cả hai đi theo người đó. Họ nhìn thấy người ấy đổ hoa xuống bên cạnh một đống hoa khổng lồ, lớn như cái đồi của…” Đạo tràng Tây Hồ. “Họ còn nhìn thấy vài trăm xe đẩy nữa, tất cả đều đầy hoa, đang tiến đến cùng một vị trí và đổ hoa của họ ở đó”. Tất cả những bông hoa từ hàng trăm xe khác nhau, đều đổ ở cùng một nơi. Có một núi hoa tươi khổng lồ ở đó.
“Arjuna càng cảm thấy hiếu kỳ hơn. Ông không thể kiềm được sự hiếu kỳ của mình nữa, nên đã hỏi những người đó: ‘Xin hãy nói cho tôi biết những xe chở hoa này từ đâu đến’. Không ai buồn trả lời. Nhưng sau khi Arjuna hỏi nhiều lần thì có một người nói: ‘Thưa ngài, xin đừng làm phiền chúng tôi. Chúng tôi quá bận rộn với công việc. Chúng tôi không có thời gian để nói chuyện với bất cứ ai. Chúng tôi chỉ mới mang đến 750 xe chở hoa, vẫn còn 750 xe nữa đang ở trong chùa. Chúng đều là những bông hoa mà người tên là Bhima, con trai của Pandu, thờ cúng Thượng Đế vào ngày hôm qua’”. Hiểu không? (Dạ hiểu.) Có nghĩa là những núi hoa này mới chỉ là phân nửa những gì họ phải chở ra. Vẫn còn phân nửa nằm đâu đó trong chùa. Và tất cả những bông hoa này đến từ bum-Bhi (Bhima). Bum-Bhi (Bhima) là ai? Em trai của Arjuna. Người làm biếng! Người chưa từng đi đến chùa, chưa bao giờ thờ phượng Thượng Đế – biết không, rõ ràng mà – và chưa bao giờ làm bất cứ điều gì. Chưa bao giờ dâng hoa hoặc thắp hương thờ Thượng Đế. Người mà Arjuna luôn coi thường là vô dụng, là kẻ vô thần và không tận tâm với Thượng Đế.
“Bây giờ, chỉ còn bốn tiếng nữa là đến buổi thờ của ông ấy hôm nay, và chúng tôi phải dọn tất cả những bông hoa này trong vòng thời gian đó”. Mỗi ngày mà ông ta thờ; thì có cả núi hoa. Cho nên họ phải dọn mỗi ngày như là có quá nhiều hoa từ ông ta, từ sự thờ phụng của ông ta. “Arjuna vô cùng kinh ngạc. Ông hỏi: ‘Đó là Bhima hay Arjuna mà các anh nói đến? Các anh có chắc là đã không nhầm lẫn không? Ý các anh là Arjuna, phải không? Arjuna hả? Không phải Bhima, phải không? Anh bạn tôi ơi, hãy nghĩ lại đi! Nghĩ kỹ đi! Các anh nhầm rồi. Cái tên là Arjuna! Arjuna! A-r-j-u-n-a! A-r-j-u-n-a. Chắc chắn’. Nghe vậy người đó trả lời: ‘Ồ! Đừng nói về Arjuna. Không, không, không, không, không! Không hề, không phải người đó. Đó là Bhima, em trai của ông ấy, người thờ phượng vinh quang như thế với lòng mộ đạo mãnh liệt, chứ không phải người anh Arjuna, người chỉ thể hiện sự thờ phượng bề ngoài thôi. Ngay sau đó, một người khác đến với một giỏ hoa”. Một giỏ. Quý vị biết không, loại giỏ nhỏ mà tôi để bánh kẹo (thuần chay) cho quý vị hôm qua đó? Người này đến với một giỏ hoa nhỏ như thế.
“Thần Krishna cố ý hỏi người đó…” Cố ý – không phải là Ngài không biết. Ngài giả bộ không biết. Đức Krishna! Quý vị nghĩ Ngài không biết nên Ngài phải hỏi người đó hay sao? “‘…Này anh bạn, người cúng dường những bông hoa này là ai vậy?’” Dĩ nhiên, quý vị biết câu trả lời rồi. “Người đó đáp: ‘Những bông hoa này hôm qua được cúng dường bởi một người thích phô trương sống trên Địa Cầu. Ông ta tên là Arjuna, và ông ta thể hiện sự thờ phụng mà không có tình thương và sự tận tâm thật sự nào’”. Vì thế, chỉ có một giỏ hoa mà còn [khoe khoang] rất nhiều. “Arjuna cúi đầu xấu hổ và thưa với thầy: ‘Ôi Đức Krishna’”. Thanh Hải Vô Thượng Sư. “‘Tại sao Ngài phải đưa con đến đây? Hả? Chúng ta hãy rời khỏi nơi này ngay. Ngài có thể chỉ ra ở nhà, những khuyết điểm của con, tánh tự phụ của con và sự phô trương mà không cần những rắc rối và nỗ lực này. Con thừa nhận rằng con đã rất đề cao về sự thờ phụng và sùng kính của con. Con đã khinh thường Bhima. Giờ đây, con mới nhận ra rằng thời gian thiền ngắn ngủi của Bhima với sự tận tâm chân thành còn có giá trị hơn tất cả sự thờ phụng phô trương của con suốt cả ngày’. Thần Krishna mỉm cười và im lặng”. Bây giờ quý vị biết là gì rồi. Có rất nhiều bình luận ở đó, nhưng tôi nghĩ quý vị đã biết rồi. Hãy tự nhận xét. Được không? Quý vị vui không? (Dạ vui.) Tốt, ha?
Nên quý vị biết đó, ở chỗ chúng ta, trong đền thờ không phải đền thờ này, mình không bận tâm đến hương hoa, hoặc kèn trống, hay bất cứ thứ gì. Chúng ta chỉ để ý đến sự thành tâm và lòng tận tụy bên trong. Thành ra tôi bảo quý vị hãy tập trung thiền. Không cần thể hiện bên ngoài quá nhiều. Cũng không cần đảnh lễ tôi hay đảnh lễ bất cứ vị Phật nào. Nếu quý vị thấy Ngài bên trong, thấy Phật bên trong, quý vị có thể đảnh lễ chư Phật nếu muốn. Nhưng chư Phật không mong những điều này. Các Ngài mong rằng quý vị tận tâm với chính mình để quý vị có thể tìm thấy Phật Tánh của mình và trở thành Phật hoặc đồng nhất với Thượng Đế. Tìm bản tánh huy hoàng và giúp ích cho chính mình và giúp nhiều chúng sinh khác. Và đó là điều Đức Phật mong đợi ở chúng ta, phải không?
Quý vị có thể thấy đôi khi chúng ta có hoa. Hôm nay không đi giày cao gót. Khó gặp được Minh Sư. Nào, đôi khi chúng ta cũng có hoa, quý vị có thể thấy. Nó dùng để trang trí khi chúng ta có một dịp trọng đại, chỉ để làm vui mắt mỗi vị Phật sống trong chánh điện. Bằng không, chúng ta thậm chí không có chánh điện, phải không? Đây là những nơi chúng tôi sửa chữa sau này. Quý vị có thể thấy tất cả tường bùn, những tường bùn vỡ, vẫn còn đó để làm vật lưu niệm. Trước đây, người-thân-gà nhỏ từng chạy quanh đây. Và bây giờ các vị Phật nhỏ vẫn chạy. Dù sao thì cả hai đều có Phật Tánh. Vì vậy, thật ra, trong mọi tổ chức tôn giáo, họ nhấn mạnh sự thờ phượng trong tâm và lòng mộ đạo nội tại, chứ không phải nghi lễ bên ngoài. Bây giờ quý vị biết rồi: Quý vị đang đi đúng đường. Phải không? (Dạ phải.)
Còn câu hỏi nào không? Tôi ở đây bao lâu rồi? Một tiếng? (Dạ chưa.) Chưa hả? Thời gian qua nhanh. Không cần phải mất quá lâu. Nhìn vào cuộc hôn nhân của mình đi rồi quý vị sẽ biết chuyện gì xảy ra. Không cần phải ở bên nhau quá lâu và gây khó chịu cho nhau. Ừ, viên kim cương bé nhỏ; nên nó rất quý phải không? (Dạ.) Đời người ngắn ngủi, nên nó quý báu. Tưởng tượng nếu chúng ta ở lại quá lâu trên thế gian này, chúng ta sẽ làm gì? Rồi, mỗi ngày, tôi sẽ phải kể truyện trong bao nhiêu năm. Và sau đó phải làm gì? Lúc đó chúng ta sẽ không bao giờ làm xong công việc của mình, và rồi chúng ta không bao giờ có thể rời khỏi thế giới này, và rồi chúng ta sẽ không bao giờ thành Phật. Nên cứ để tự nhiên, bất kể là gì. Được chứ? (Dạ.) Chất lượng quan trọng hơn. Nhưng hãy chắc chắn là quý vị ăn đủ, nhé? (Dạ, vâng.) Được rồi. Vậy tôi sẽ thiền với quý vị một lát. (Dạ vâng.) Quý vị sẵn sàng thiền chưa? (Dạ rồi.)
Tôi đã bảo cô ấy đi xuống nói quý vị tập hợp lại vì tôi sẽ đến. Nhưng khi tôi gọi điện, cô ấy nói: “Họ đã tập hợp trước khi con xuống”. Tôi bảo: “Cái gì? Mới sau 5 giờ mà”. Cô ấy nói: “Dạ, họ đã sẵn sàng”. Tôi nói: “Tôi có nợ họ gì không? Và rồi, mỗi lần họ đều phải đến vào cùng giờ đó và muốn điều gì đó”. Dù sao, tôi đã ráng giữ tâm trạng tốt và đi xuống với nụ cười tươi. Tôi cứ tự nhủ: “Hãy luôn mỉm cười. Dù bất cứ gì xảy ra, thì cũng cứ cười”. Tôi nói: “Hãy để tâm trạng tồi tệ của mình dưới bánh xe và nghiền nát nó. Cứ luôn mỉm cười”. Và rồi cũng hiệu quả. Nó thực sự thành công. Bằng không, khi tôi nghe rằng đồng tu đã tập hợp trước đại điện mà không có lệnh của tôi và đang đợi để đòi “nợ”, thì tôi cảm thấy: “Trời ơi, cái gì vậy? Mình phải luôn luôn kể truyện cho họ nghe sao?”
Quý vị có đủ ấm không? (Dạ đủ.) Tốt, nếu quý vị muốn nhóm lửa sưởi ấm cho mình thì quý vị có thể đi lấy củi và tìm một nơi trống không có cây cối. Ở đây rất khó. Có một cái hồ nhỏ. Ở chính giữa hồ không có cây cối. Quý vị có thể bì bõm đến giữa hồ và ngồi cùng nhau trên mặt nước rồi nhóm lửa. Như vậy sẽ rất vui. Dù sao, tôi nghe nói rằng nhiều quý vị có thần thông: có thể đi trên mặt nước, ngồi trên nước, nằm trên nước. (Dạ, thiền nữa.) Vậy hả? Đúng thế! Ngày nào quý vị cũng làm vậy. Nằm, ngồi, đứng, đi trên dòng nước lũ, mà quý vị không biết. Hãy chắc chắn rằng nước lũ của quý vị không còn hỗn loạn nữa, được không? Để sống trong thế giới này là một loại thần thông rồi. Chúng ta đi trên mặt nước mỗi ngày, nước lũ. Chúng ta đi đứng, ngủ, ăn, hoạt động bên trên nước lũ. Thế giới này giống như một hồ nước lũ. Và mọi người cần phải kiểu như phấn đấu để nổi lên trên. Nếu không, chúng ta sẽ chìm. Bây giờ, thiền định sẽ giúp quý vị. Không chỉ giữ đầu óc quý vị trên mặt nước, mà còn giữ toàn bộ thân thể bên trên, và khỏe mạnh, hạnh phúc, và không lạnh, không ướt. Rồi, thiền ha? (Dạ.)
Mấy người xuất gia cũng có thể thiền ở đó. Và khi tôi đi thì quý vị đi. Vậy nhé? Tôi sẽ không nói nữa, hiểu không? (Dạ hiểu.) Nhưng thật ra, tôi không cần phải nói tiếng Anh; tất cả quý vị đều hiểu tôi. Muốn tôi chứng minh điều đó không? “Thiền không cần ngôn ngữ”, họ nói vậy. Quý vị muốn không? Muốn tôi chứng minh rằng quý vị có thể hiểu tôi mà không cần ngôn ngữ không? (Dạ muốn.) Được rồi. Nhìn đây! Nếu hiểu, quý vị nói vâng. Được không? (Dạ được.) (Vâng.) (Dạ.) (Vâng.) (Hay quá.) (Vâng.) Quý vị thấy đó, vậy thì học ngôn ngữ nào để làm gì? Được rồi. Vậy bây giờ hãy cố gắng học ngôn ngữ bên trong, nhé? Thiền đi. Tắt đèn. Những gì tôi nói với quý vị đều là sự thật. Thấy không? Tôi không bao giờ nói dối.