Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Lợi Ích Của Bố Thí, Phần 1/3

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

“Bà ta không hề biết đến bố thí”. “Trong suốt cuộc đời của mình, bà chưa bao giờ cho đi bất cứ thứ gì. Ngay cả đồ lau nhà cũng không. Khi nó đã sờn cũ, bà ấy sẽ vá sửa lại hoặc cất ở đâu đó, phòng khi, và không bao giờ đưa nó cho ai. Bây giờ có một vị Thần tên là Vishnu”. Quý vị biết Thần Vishnu chứ? Vị Thần Thế Giới Thứ Hai. Có lẽ vậy. “Ông chăm chú theo dõi cuộc đời và hành động của bà già nổi tiếng này. Ông phát hiện ra rằng bà ta sẽ chết ngay sau Năm Mới”.

Chào mọi người. Ngày càng nhiều người hơn mà lại lạnh hơn. Buồn cười nhỉ. Tôi tưởng [khi] quý vị đi; thì mỗi ngày càng ít người đi chứ. Sao càng ngày lại càng nhiều người hơn? Không thể tin được. Chuyện gì vậy? Quý vị từ đâu đến? Không đi hả? Hôm qua quý vị không đi hả? (Dạ một số.) Một số? (Một số họ đã rời đi.) (Một số.) Chỉ một số thôi. Không quá nhiều, phải không? (Dạ.) Tôi cảm thấy như nợ quý vị gì đó mỗi ngày. Giống như tôi nợ họ gì đó. Quý vị ổn chứ? (Dạ ổn.) Lạnh không? (Dạ không.) Không lạnh? Có hay không? (Dạ có.) (Dạ không.) (Một chút ạ.) Không lạnh. (Dạ.) Tôi nghe thấy “có” và “không”. Vậy quyết định đi, có hay không? (Có lẽ một chút.) Có lẽ... Nam giới nói “không”, nữ giới nói “có lẽ”. Ôi, trời ơi! Thật sự rất lạnh. Phải không? Hôm nay tôi phải nói “có”. Trời lạnh.

Ồ! Ngày nào là ngày cuối quý vị ở đây? (Dạ ngày mai.) Ngày mai là ngày cuối à? (Dạ. Không.) Không. Không, tôi không nghĩ vậy. Tôi không nghĩ mình may mắn vậy. Sẽ có một số “có” và một số “không”, một số “có lẽ”. Bao nhiêu người sẽ rời đi ngày mai? Thấy chưa? Thấy chưa? Thấy chưa? Đâu phải tất cả! Thấy không? Chỉ 50%! Năm mươi-năm mươi! Có bao nhiêu người rời đi sau ngày mai? Có bao nhiêu người không đi đâu hết? Không bao giờ muốn rời đi. Thôi, được rồi. Tôi không thắng được. Ồ, đó là vấn đề với đệ tử. Ờ. Thôi không sao. Tôi nghĩ chỉ việc đọc truyện cho quý vị nghe, thế là xong. Công việc trong ngày.

Thật ra, tất cả những truyện này quý vị có thể tự đọc. Không à? Quý vị đã từng nghe truyện này chưa? (Dạ chưa.) TO-KA-TA-KA-SA-GA Charcha-RA-KA-SA-RA... Quý vị đã nghe chưa? (Dạ chưa.) Chưa à? (Dạ chưa.) Nhiều truyện quá, tôi không biết nên đọc truyện nào cho quý vị đây. Tất cả truyện hay từ Ấn Độ, về lòng sùng kính Thượng Đế. Truyện về lòng sùng đạo thì luôn luôn hay. Trong khi chờ, quý vị có thể nhìn tôi. Quý vị phàn nàn rằng nhìn tôi không đủ, vậy nhìn đi. Nhìn thôi, phải không? Được rồi, không sao. Tôi nghĩ sẽ đọc truyện này. Dù sao cũng có rất nhiều truyện tương tự. Nếu không hiểu tiếng Anh, quý vị nên tìm người hiểu tiếng Anh ngồi cạnh để dịch cho quý vị, nhé? Hiểu không? (Dạ hiểu.) Tìm một người [biết] tiếng Anh để “huyên thuyên” vào tai quý vị. Không phải vào tai tôi. Thế thì tôi không biết người đó dịch sai hay đúng, và tôi cũng sẽ không mất cảm hứng. Được rồi.

Đây là truyện về việc bố thí thì tốt như thế nào. Lợi ích của việc bố thí. Quý vị biết bố thí là gì, phải không? (Dạ biết.) Đúng rồi. Bố thí nghĩa là mỗi ngày quý vị nấu một món gì đó rồi cúng dường cho chính mình. Bởi vì Thượng Đế ở bên trong quý vị. Vậy, nếu quý vị cúng dường cho Thượng Đế, nghĩa là quý vị cúng dường cho chính mình. Hiểu chứ? Đúng không? (Dạ đúng.) Rồi, “Dưới chân Núi Gandhamadana Paraiya…” Tiếng Ấn Độ, quý vị biết cái gì cũng a-da-da-da... na-na-na. Giống như tiếng Nhật, cái gì cũng okano-kano-kano-koko. Rồi, “Dưới chân núi Gandhamadana Chamanaka…” Lần nào tôi cũng đọc sai, mỗi lần một ngọn núi khác. Cùng một ngọn núi, há? Giống như lần đầu tiên. “…có một bà lão sống ở đó”. Quý vị biết bà lão là gì không? (Dạ biết.) Biết hả? Nếu không biết, thì hãy nhìn tôi. Được rồi.

“Bà ấy rất thích [sống] ẩn dật”. À! Chắc phải là một người tu hành rất giỏi, phải không? Ẩn dật, quý vị có biết ẩn dật là gì không? Không, quý vị không biết. Bây giờ quý vị đang sống ẩn dật. Ví dụ như quý vị từ Mỹ, Đại Hàn sang đây để ở đây với chính mình. Và quý vị không đi ra ngoài mua sắm, tìm bạn trai, bạn gái, những thứ tương tự, và quý vị không nói chuyện với người ngoài. Quý vị ở đây trong môi trường này, cách xa mọi người. Và quý vị thiền mỗi ngày. Quý vị tịnh tâm để tìm kiếm lực lượng của mình, sự vĩ đại, sự bình an của mình. Đó là ẩn dật. Cho nên, tôi không biết đây là kiểu ẩn dật gì. Hãy xem nào. Thông thường ẩn dật có nghĩa là như thế. Nhưng không phải là tù nhân bị nhốt trong phòng giam. Dù sao đi nữa, ẩn dật.

Bà này, bà ta thích [sống] ẩn dật. Hầu hết mọi người khi họ yêu thích sự ẩn dật, có nghĩa là họ muốn được đồng nhất với Thượng Đế. Họ muốn ở một mình để có thể nghĩ đến Thượng Đế, để thiền về Thượng Đế, để nhớ đến Thượng Đế, để thương Thượng Đế, để thấy Thượng Đế, để nghe được Thượng Đế, để nói chuyện với Thượng Đế, để lắng nghe Thượng Đế, để có thể ăn cùng Thượng Đế, để ngủ cùng Thượng Đề, đi bộ cùng Thượng Đế, ngồi với Thượng Đế, v.v... da-da-da-da! Rồi. Bây giờ, đó là sự ẩn dật thực sự.

Nhưng bà này… bà ta không phải trường hợp này. “Bà ta là người tệ nhất trong số những người keo kiệt ở nước này”. Nghĩa là bà ta rất bủn xỉn. Người keo kiệt, phải không? (Kẻ keo kiệt.) Kẻ keo kiệt. Ồ, xin lỗi, xin lỗi, chỉ có một chữ “S” ở đây thôi. Những kẻ keo kiệt trong nước. Ồ, bà ta là con chuột – ồ không, con chuột. Con chuột không bao giờ cho ai cái gì. Có lẽ từ ngữ “keo kiệt” bắt nguồn từ đó, phải không? Ở đây chỉ có một chữ “S”. Nếu thêm hai chữ “s” nữa thì tốt hơn. Nó trở thành chữ “mấy cô gái”. Giống như tôi. Rồi, “Bà ta là người keo kiệt nhất nước”. Tất nhiên là ở Ấn Độ, chứ không phải ở Mỹ. Có lẽ ở Mỹ có người còn tệ hơn, tôi không biết. Đừng nói với họ nha. Có lẽ – tôi chỉ nói có lẽ thôi. Có lẽ. Lỡ như tôi có xúc phạm lòng tự hào dân tộc của quý vị. “Bà ta sống ẩn dật một mình, chỉ vì bà ta không thích chia sẻ của cải, đồ ăn của mình với người khác”. Tôi đã nghĩ, tôi đã ảo tưởng; tưởng bà ta sống ở đó một mình vì bà ta muốn nghĩ đến Thượng Đế và thiền như quý vị! Như quý vị, những vị thánh ở Miaoli (Miêu Lật). Nhưng không.

“Bà ta không hề biết đến bố thí”. Bà ta không biết gì về bố thí cả. Bà không chia sẻ dù chỉ một hạt gạo cho người dân Campuchia. (Không!) “Trong suốt cuộc đời của mình, bà chưa bao giờ cho đi bất cứ thứ gì. Ngay cả đồ lau nhà cũng không. Khi nó đã sờn cũ, bà ấy sẽ vá sửa lại hoặc cất ở đâu đó, phòng khi, và không bao giờ đưa nó cho ai. Bây giờ có một vị Thần tên là Vishnu”. Quý vị biết Thần Vishnu chứ? Vị Thần Thế Giới Thứ Hai. Có lẽ vậy. “Ông chăm chú theo dõi cuộc đời và hành động của bà già nổi tiếng này. Ông phát hiện ra rằng bà ta sẽ chết ngay sau Năm Mới”. Sau khi ăn miếng bánh nếp đầu tiên, có lẽ bà ta sẽ bị mắc nghẹn mà chết. Thật ra, có rất nhiều người già Nhật Bản bị nghẹn bánh nếp trong dịp Tết. Hãy chắc chắn rằng quý vị không ăn quá nhiều bánh nếp. Nhé? Quý vị biết đó, bánh chưng? (Dạ.) Tôi không biết làm sao mà họ có thể bị nghẹn, nhưng thực ra, có người đã bị. Có lẽ bà này sẽ bị nghẹn bánh nếp – bánh chưng vào ngày Tết – rồi sẽ chết sớm thôi.

“Và Thần Vishnu thấy rằng bà ta chỉ còn ba ngày nữa trong cuộc đời trên trần gian”. À, “tốt” quá, để mọi người có thể chia sẻ một số tài sản của bà ta sau khi bà ta qua đời. “Do đó, Thần Vishnu đã gọi Kakabhushundi Ananda Maharajah đến bên Ngài và nói với anh: ‘Này Bhushundi Ananda Maharajah yêu quý của ta, hãy nhìn bà già này đi, bà ta chưa làm được dù chỉ một chút bố thí trong suốt cuộc đời của bà. Bà ta đã keo kiệt cả đời trong suốt kiếp này. Ngươi hãy đi và cố gắng cướp cái gì đó từ bà ta, ít nhất là hôm nay bởi vì ngày mai bà ta phải chết. Khi chết bà ta sẽ có một số tín dụng công đức trong trường hợp đó, nếu ngươi đánh cắp thứ gì đó từ bà ta’”. Ít nhất một số sô-cô-la (thuần chay) hay gì đó. Hoặc có thể là bắp rang. “Kakabhushundi Ananda Maharajah gật đầu: ‘Ô-kê.’” Trong ngôn ngữ hiện đại, “Ô-kê”. Tôi bắt đầu nóng vì có máy sưởi giấu ở đây. Không phải tôi có thần thông gì.

“Rồi anh hóa thành một con quạ ngồi trên cây gần nhà của Kanjani”. Kanjani là tên của bà già đó. “Đó là lúc bà ta đang vo một nắm [đậu] đen, ngâm trong nước để nấu đồ ăn cho bà. Bấy giờ Bhushundi quyết định ngoạm lấy một mỏ đầy”. Gram phải không? Đó là gì? Tôi cũng không biết đó là gì. Có lẽ là gạo. Có lẽ vậy. Được rồi, mình đổi nó thành gạo cho dễ dàng hơn. “Rồi, bây giờ, anh muốn ngoạm một mỏ đầy gạo từ bà già này, bà già keo kiệt. Rồi bất ngờ trong một cú nhảy, anh bay đến gần chiếc bình và quắp một mỏ đầy, một ngụm hạt gạo với tốc độ cực nhanh. Ngoạm!

Nhưng với sự cảnh giác, bà già vẫn tóm được anh với tốc độ còn nhanh hơn”, tóm lấy cổ anh như thế này. “Bà ta vặn cổ anh ấy”. Khiếp quá! “Và xoắn nó lại để gạo không trôi xuống bụng anh”. (Ôi trời.) Khiếp! Tôi chưa đọc truyện này trước. Rất tiếc đã chọn nó vào dịp Năm Mới cho quý vị. Hãy chắc chắn rằng quý vị không làm điều tương tự với những [người-]thân-chim đáng thương. Hãy giữ giới luật, hiểu chứ? Trời ơi! “Trong khi đó, bằng tay kia, bà ta tách cái mỏ ra”, mỏ của chú chim, “và bóp ra, lấy ra tới hạt cuối cùng từ cổ họng của chú quạ đang vùng vẫy”. (Á á.) Á á. Thực sự, bà ấy xứng đáng nhận được giải thưởng từ chúng ta: “Người phụ nữ keo kiệt nhất thế giới trong lịch sử”!

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (1/3)
1
2024-01-15
4392 Lượt Xem
2
2024-01-16
3885 Lượt Xem
3
2024-01-17
3450 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android