Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Vị Tha Và Khiêm Nhường, Phần 8/12

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Dù quý vị có thể lầm lỗi, nhưng phải sửa lỗi lầm đó, trở lại con đường đúng đắn. Vậy thì không sao. Ai cũng có lúc lầm lỗi. Nhưng không phải cứ lầm lỗi hoài, rồi lạm dụng tình thương, lòng tốt, sự nhẫn nại của người khác. Vậy không phải là tấm gương tốt cho xã hội ngoài kia. Rồi khi ra ngoài, quý vị nói là đệ tử của tôi, rồi làm chuyện này chuyện nọ, mà không đúng... thì làm như thế là không phải.

Có một người cũng muốn vô đây nhưng tôi không cho. Có người cũng muốn vô đây, nhưng người đó không thiền và [không] đủ thứ. Tôi không biết anh ta đã làm gì. Lẽ ra anh ta đã không được đi cộng tu trước đây, nhưng không biết sao anh ta đã tự động chen vào kỳ bế quan ở Thái Lan. Nhưng khi trở về, anh ta không được phép cộng tu nữa, rồi anh ta muốn vô đây. Rồi anh ta cũng nói dối là liên lạc viên ở đây cho phép anh ta tới, nhưng không phải vậy. Cho nên tôi không muốn mấy chuyện này xảy ra nữa.

Tuy rằng tôi có quyền tha thứ cho mọi người, dĩ nhiên, nhưng tôi không muốn lạm dụng điều đó. Giả sử tôi cho anh ta vô, rồi sau này, anh ta sẽ cứ nói dối với liên lạc viên khác, như: “Được, Sư Phụ cho, Sư Phụ cho”, và rồi như vậy liên lạc viên không làm việc được. Tôi cũng phải tôn trọng địa vị và sự khó khăn của liên lạc viên, họ phải thi hành công việc của họ. Họ làm việc cho chúng ta, cho tất cả chúng ta.

Và nhóm của chúng ta, Hội của chúng ta phải có thanh danh. Cho dù chúng ta chưa thành thánh hay gì đó, tối thiểu tôi cũng kỳ vọng quý vị phải là một con người rất tốt. Có hiểu không? Vì thanh danh của mọi người khác nữa. Giả sử tôi cho phép ai tới cũng được, ai muốn làm gì cũng được, vậy Tâm Ấn, tọa thiền, hoặc Năm Giới có ích gì? Vậy tôi thà viết sách và bảo mọi người ở nhà thiền cho rồi – cả thế giới luôn. Không ích lợi gì nữa hết!

Dù quý vị có thể lầm lỗi, nhưng phải sửa lỗi lầm đó, trở lại con đường đúng đắn. Vậy thì không sao. Ai cũng có lúc lầm lỗi. Nhưng không phải cứ lầm lỗi hoài, rồi lạm dụng tình thương, lòng tốt, sự nhẫn nại của người khác. Vậy không phải là tấm gương tốt cho xã hội ngoài kia. Rồi khi ra ngoài, quý vị nói là đệ tử của tôi, rồi làm chuyện này chuyện nọ, mà không đúng... thì làm như thế là không phải. Không công bằng cho những người thật sự tốt khác. Sẽ bôi nhọ thanh danh của người khác - ai cũng bị bôi đen! Hiểu không?

Tôi nói là có người muốn tới, nhưng người đó nói dối liên lạc viên của anh ta, nói rằng liên lạc viên ở đây cho anh ta vô, này nọ. Nhưng lâu rồi anh ta không cộng tu, và không viết thư giải thích, hoặc và không viết thư giải thích, hoặc “sám hối”, ân hận và thể hiện sự trung thực muốn trở thành người tốt trở lại. Nên tôi không cho phép anh ta ở đây. Bởi vì nếu quý vị muốn làm đệ tử hoặc bạn của tôi, quý vị phải tốt. Nếu không, thanh danh của chúng ta sẽ bị hủy hoại. Hiểu không?

Đoàn thể của chúng ta phải tốt. Tôi kỳ vọng ở quý vị rằng tối thiểu quý vị phải là người tốt, chỉ là người tốt thôi. Và quý vị có thánh thiện hay không thánh thiện, còn tùy. Ít ra cũng phải là người tốt – trong sạch, thành thật, tốt, với lý tưởng cao thượng, và vô vị kỷ. Tôi kỳ vọng điều đó ở quý vị. Thánh thiện hay không thánh thiện là chuyện khác. Kỳ vọng vậy có quá nhiều không? (Thưa không.) Không.

Vậy từ nay trở đi, nếu người nào than phiền là không được gặp Sư Phụ, liên lạc viên không tử tế hay gì đó, thì đừng nghe họ. Mà nói: “Tất cả đều là lỗi quý vị”. Quý vị viết thư, tỏ lòng trung thực và sám hối. Tôi lại quên tiếng Đức… (Sám hối.) Sám hối, ờ. Sau đó quý vị có thể quay lại. Nếu quý vị đi đường này thì quý vị sẽ cùng với chúng tôi. Nếu lúc nào cũng đi ngược lại, thì quý vị không cùng với chúng tôi – vậy không cần quay lại.

Thương yêu là cùng nhìn về một hướng. Nếu quý vị thương Sư Phụ, nếu tuyên bố là quý vị thương Sư Phụ, luôn nói là quý vị thương Sư Phụ, thì chúng ta phải đi cùng hướng như Sư Phụ. Ý tôi là như vậy. Nếu không, thì đừng, nghĩa là quý vị không có tình thương. Nếu quý vị không thương Sư Phụ, thì không thể thương chúng tôi. Không thể nào, phải không? Bởi vì Sư Phụ là chúng ta. Sư Phụ là cùng với chúng ta, chúng ta cùng nhau – một nhóm. Nếu nói thương chúng tôi, thì hãy làm những gì chúng tôi làm, phải không? Đâu có khó, phải không?

Nhưng tiếng Đức khó. Rồi, tốt, vậy không có câu hỏi à? Có câu hỏi nào hay, thông minh và quan trọng không? Nếu không, đi ra khoảnh đất ngoài kia. Nghĩ 10 phút coi mình muốn hỏi cái gì. Ở đây đơn giản lắm. Người nào nói vớ vẩn, mình cho ra ngoài. Chạy hay là đứng 10 phút, cho lạnh cóng một chút, và rồi bộ nhớ sẽ tươi tỉnh, tỉnh táo lại một chút. Được hay không? (Dạ được.) Nếu không có câu hỏi nào thì chúng ta đi ăn. Xin lỗi. Con không phải người Đức. Không hiểu gì hết. Cái gì?

(Sư Phụ cho phép con nói một câu, con không có gì hỏi, con muốn ăn Noel chung với Sư Phụ với tất cả chúng con.) Ở đâu? (Dạ, ở đây.) Trời! Cái nhà nhỏ xíu vậy mà ăn chung? (Hôm nay là ngày Giáng Sinh của Chúa…) Mấy ngày nữa? Còn bao nhiêu ngày nữa, bắt tui ở đây hoài làm cái gì? Mỗi ngày tui làm gì đây? Ngồi đây đặng đợi hả? (Mà chúng con ít gặp Sư Phụ lắm.) Nhưng mà mỗi người đi về nhà làm bữa nay, mai đi về nhà đi làm rồi, bắt tui ngồi đây đợi một mình hả? Đợi tới tuần sau mới đến thăm tui hả? (Dạ, nhiều người ở lại lắm ạ.) À vậy hả? Để tôi nghĩ xem sao.

(Chút nữa chúng con đi rồi.) Thì chút nữa đi rồi, thấy không? Thấy không, muốn đi rồi nè. (Họ sẽ quay lại. Có mấy người à, Sư Phụ.) Phải đi làm rồi thấy không? (Còn quay lại nữa.) Có mấy người thất nghiệp mà. Còn mấy bà già với mấy người mà không đi làm. (Tụi con xong việc tụi con sẽ quay lại.) Ừ, sao cũng được.

Để tôi nghĩ, để tôi nghĩ. Để tôi nghĩ. Không, không, không. Không chắc tôi ở đây có ích lợi gì không. Bao nhiêu người ở lại đến Giáng Sinh này? Không nhiều lắm. Được, được. Chờ chút, chờ chút. Để tôi xem, người nào đi đàng nào họ cũng đi, người nào ở lại, đàng nào họ cũng ở lại. Tôi phải nghĩ lại. Tôi đã mua vé máy bay rồi. Tôi có việc phải làm ở nhà. (Ồ.)

Thường thì, lẽ ra tôi ở lại tới hôm nay thôi. Hai ngày là nhiều rồi, đúng không? Vậy quý vị sẽ tới nữa hả? (Chúng con sẽ lại tới ạ.) Vậy sao? (Chúng con không bao giờ gặp Sư Phụ đủ.) Không bao giờ đủ, tôi phải làm sao đây? (Chúng con tưởng Sư Phụ sẽ ở lại tới Giáng Sinh.) Nhưng nếu tôi tiếp tục ở đây, thì nhiều quý vị cũng sẽ ở lại, rồi cả nhà phải luôn luôn làm việc. Đối với chủ nhà hoặc ban làm việc thì quá nhiều cho họ. Họ phải nấu ăn. (Dạ không sao!) Quý vị phải nấu ăn… (Nếu Sư Phụ ở lại, chúng con có tinh thần làm việc.) và mua sắm. (Chúng con thích.)

Ờ, lát nữa tôi sẽ nghĩ lại. Lát nữa, lát nữa. Tôi nói: “Tôi sẽ nghĩ lại”. Tiếng Đức cũng có nghĩa là “nghĩ lại”. Tôi sẽ nghĩ lại. Như vậy tốt hơn là nói không.

Có chuyện như vầy, rằng người ta nói: Nếu một nhà ngoại giao nói “có”, thì ý ông ấy là “có lẽ”. Nếu ông ấy nói “có lẽ”, thì ý ông là “không”. Nếu ông nói “không”, thì ông không phải là nhà ngoại giao. Không giỏi. Sự khác nhau giữa nhà ngoại giao và người phụ nữ là: Nếu phụ nữ nói “không”, nghĩa là “có lẽ”, - nói với đàn ông, người yêu hay bạn trai. Nếu cô ấy nói “có lẽ”, thì nghĩa là “được”. Không, chưa! Nhưng nếu cô ấy nói “được”, thì cô ấy không phải là phụ nữ, không phải phụ nữ thật sự. Nghĩa là phụ nữ thì luôn như vầy: “Ừ… được. Em không biết... Có lẽ... Để em nghĩ lại”.

Nhưng tôi không phải là phụ nữ, cũng không phải là nhà ngoại giao. Không biết nên làm sao đây. Lát nữa cho biết sau, tôi sẽ nghĩ lại, thật đó. Tôi thương quý vị nhiều lắm. Tôi thấy rất dễ chịu [khi] ở cạnh quý vị. Quý vị rất tinh tấn, giống như tinh thần của người Đức. Luôn nghiêm túc với mọi thứ. Tọa thiền cũng nghiêm túc. Ngủ cũng rất nghiêm túc luôn! Lát nữa gặp sau nha. Chúng ta đi ăn. Có câu hỏi nào khác không? Còn chuyện gì để hỏi không?

Mấy người Âu Lạc (Việt Nam) nãy giờ nghe hiểu không? (Dạ hiểu.) Hiểu ha. Còn… Hiểu một chút thôi hả? (Dạ con hiểu một nửa.) Hiểu một nửa hả? (Dạ.) Được rồi. (Dạ, Sư Phụ nói thì hiểu một nửa.) Còn một nửa hiểu bên trong. Được. Vậy thì tốt rồi. Đủ rồi. 50-50, 50-50. Cái nào không hiểu đó, một lát hỏi lại mấy người trẻ. Nó học tiếng Đức lẹ hơn đó, hỏi nó. Hay là kiếm mấy người bạn nào đó, người nào mà hiểu rõ.

Tôi hãnh diện về quý vị. Rất hãnh diện về quý vị. Quý vị thật sự đã qua được bài khảo, bởi vì ngoài kia tu hành rất khó! Và ở đây – thiền, ăn thuần chay, đủ thứ chuyện, và làm việc giúp nhân loại, tờ thông điệp và Truyền Hình Vô Thượng Sư, bất cứ gì – quý vị đều làm hết, dù rằng lâu lắm rồi không được gặp tôi. Vậy có nghĩa là quý vị rất thành tâm cho chính mình và cho thế giới, và tinh thần đó rất, rất là cao thượng.

Bây giờ dịch được chưa, cưng? Nếu có thể. Ai dịch được thì dịch. (Dạ.) Hoặc bất cứ ai có thể.

Không nhất thiết phải là cô ấy. Người này người kia đều được. (Nhưng trong khi chờ, bây giờ con quên rồi ạ.)

(m-translator: Vậy, con có thể không ạ?) Ừ, được. (Mặc dù lâu rồi chúng ta không được gặp Sư Phụ, chúng ta vẫn thiền nghiêm túc, và làm việc của Sư Phụ, như, Truyền Hình Vô Thượng Sư, quảng bá thức ăn chay (thuần chay), v.v. Nên Sư Phụ rất hãnh diện về chúng ta và nói rằng chúng ta đã qua bài khảo. Đó là những gì tôi nhớ.)

Và… Bởi vì quý vị làm việc đó cho sự thăng hoa của chính mình và thế giới, chứ không vì tôi ở đây hay không ở đây, cho nên, tinh thần đó rất là cao cả! Do đó, tôi hãnh diện về quý vị. Nếu tôi luôn luôn ở đây, luôn cho bánh (thuần chay), thảy kẹo (thuần chay) cho quý vị – và rồi quý vị ngoan ngoãn, thì cũng giống như một đứa trẻ thôi. Nhưng quý vị lớn rồi, và có trách nhiệm đối với chính mình và thế giới, để thăng hoa thế giới và giúp thế giới. Tôi rất hãnh diện về quý vị vì điều này. Tôi cũng cảm ơn quý vị. Khi mình làm điều gì đó chỉ để giúp tha nhân, và cũng để giúp chính mình khai ngộ, đó là rất cao thượng. Không phải để được thưởng. Đó rất là cao thượng! Giờ hiểu chưa? (Dạ hiểu.) Tôi rất hãnh diện về quý vị vì điều này. Quý vị đều là con cái rất ngoan, ngoan. Con cái ngoan, con cái ngoan. Con lớn, con nhỏ, con già, con trẻ, đều là con cái ngoan. Giỏi lắm.

Xem thêm
Tất cả các phần  (8/12)
1
2022-12-27
5870 Lượt Xem
2
2022-12-28
4659 Lượt Xem
3
2022-12-29
3993 Lượt Xem
4
2022-12-30
3643 Lượt Xem
5
2022-12-31
3703 Lượt Xem
6
2023-01-01
4713 Lượt Xem
7
2023-01-02
3803 Lượt Xem
8
2023-01-03
3940 Lượt Xem
9
2023-01-04
3477 Lượt Xem
10
2023-01-05
3307 Lượt Xem
11
2023-01-06
3233 Lượt Xem
12
2023-01-07
3358 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
2024-11-09
1310 Lượt Xem
2024-11-09
620 Lượt Xem
36:12

Tin Đáng Chú Ý

142 Lượt Xem
2024-11-09
142 Lượt Xem
2024-11-09
636 Lượt Xem
2024-11-09
1130 Lượt Xem
2024-11-08
905 Lượt Xem
2024-11-08
920 Lượt Xem
32:16

Tin Đáng Chú Ý

253 Lượt Xem
2024-11-08
253 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android