Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Vị Tha Và Khiêm Nhường, Phần 6/12

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Quan trọng nhất là tính vị tha, rồi tới tính khiêm nhường. Hai cái đó quan trọng nhất. Rồi mọi thứ khác sẽ tới, quý vị sẽ đi lên cao hơn. Nhưng nếu lúc nào cũng nghĩ về mình thì quý vị sẽ đứng yên chỗ đó. Điều này tôi hứa 100%.

Bây giờ, quý vị bắt đầu! Có gì tốt mà mới ở Đức không? Quý vị có thể nghiệm tốt nào, thiền định tốt, có điều gì tốt đẹp hay là có gì trong đời sống của quý vị không? Tôi đang nghe. Có gì không? Không hả? Không có. Tốt, vậy thì chúng ta thiền. Chúng ta thiền, nha? Có lẽ lát nữa, khi tôi có thể nhớ rõ hơn một chút, thì sẽ kể quý vị. Tốt rồi.

Chúng ta có thể thiền, nhưng chật quá. Nên làm sao đây? A, có người sẽ xuống lầu. Được rồi, chúng ta cùng thiền. Tốt không? Tốt. Dành cho tôi lối đi. Ở mỗi phòng đều chừa chỗ trống để tôi có thể đi xung quanh. Hiểu không? (Dạ.) Chừa ra nhiều khoảng trống cho tôi đi quanh. (Dạ.) Đi đi. Đi xuống lầu. Hãy phân chia trong mỗi phòng. Nhưng đừng đi xa quá. Mọi người ở đây nhé. Có một căn phòng khác ở đây. Nếu có thể, tất cả hãy thiền ở tầng này. Được rồi.

Mọi thứ ổn chứ? (Dạ ổn!) Bất cứ khi nào tôi nói điều gì, thì tôi biết ở đâu... Nếu tôi nói tiếng Âu Lạc (Việt Nam) và họ nói: “Dạ”, thì tôi biết đó là nhóm Âu Lạc (Việt Nam). Nếu tôi nói tiếng Pháp và họ nói: “Oui”, thì tôi biết đó là nhóm người Pháp.

Mọi thứ ổn chứ? (Dạ ổn.) Có ai thành Phật chưa? Tin mừng! Tất cả quý vị đều tiến bộ hơn nhiều, ít nhất là lên cao hơn một chút. Một số đã ở giữa Đẳng cấp Thứ Ba rồi, một số đã ở Đẳng cấp Thứ Tư. Đó là tốt rồi. Một số ở Đẳng cấp Thứ Ba, cao hơn Thứ Ba. Trước đây, một số ở Thứ Ba thấp, như Thứ Ba và Thứ Hai ở đây, ở giữa đây (Dạ.) và bây giờ đã thành Thứ Ba rồi. Và một số ở Thứ Ba thấp đã thành Thứ Ba cao, và một số ở Thứ Ba cao đã thành Thứ Tư, và Thứ Tư thì cao hơn một chút. Chà! Tuyệt vời! Tin mừng!

Mấy anh quay phim? Này, bật đèn lên. Mấy người kia, bật đèn lên trước. (Dạ.) Mọi người đều có thể đi vô. Cố chen vào, bất cứ chỗ nào có thể. Đến đây. Ở đó, đằng sau đó, cũng có. Được rồi, được rồi. Ở đây đủ rồi. Phía sau, đằng sau. Từ phía sau. Đi ra đằng sau kia. Đi ra đằng sau, để quý vị vào được.

Quý vị phải học tính khiêm nhường. Hiểu không? Thứ nhất: Vị tha. Thứ hai: Khiêm nhường. Hiểu điều đó không? Quan trọng nhất là tính vị tha, rồi tới tính khiêm nhường. Hai cái đó quan trọng nhất. Rồi mọi thứ khác sẽ tới, quý vị sẽ đi lên cao hơn. Nhưng nếu lúc nào cũng nghĩ về mình thì quý vị sẽ đứng yên chỗ đó. Điều này tôi hứa 100%.

Tôi nói: “Thứ nhất là tính vị tha”, nghĩa là nghĩ tới người khác trước. Mình hy sinh. Rồi tôi nói: “Thứ hai là tính khiêm nhường”. Còn thứ ba, có lẽ là... Tất cả cùng với nhau. Hai cái này là đủ. Tính vị tha nghĩa là dù sao mình vẫn thương. Thương yêu và tử tế. Và tính khiêm nhường nghĩa là đặt mình ở vị trí sau cùng, mình vâng lời, nghe theo những lời chỉ dẫn, nghĩ mình không là ai cả. Như vậy tốt, vì quý vị không có thân thể nào cả. Quý vị là thánh. Nên hãy cư xử như một thánh nhân. Quý vị là thánh, cho nên không có thân thể, hoặc không có bản ngã.

Làm người vị tha có vấn đề không? Không vấn đề chứ? Có vấn đề không? (Dạ không.) Có ai có vấn đề không? Ai có vấn đề, thì giơ tay lên. Anh kia có vấn đề hả? Bảo anh ấy ra ngoài đứng ở khoảnh đất kia 10 phút, sau đó sẽ không còn vấn đề nữa. Có khoảnh đất lớn ngoài kia. Thuận tiện. Người nào có vấn đề với tính vị tha thì ra ngoài đó, đứng ở khoảnh đất dưới gốc cây và nghĩ về điều đó. Xin lỗi, tôi nói tiếng Anh. Tôi nói tiếng Anh thạo hơn. Tôi cố gắng dịch lại sau. Hoặc là quý vị dịch.

Tính vị tha là bình thường đối với chúng ta. Phải là bình thường, bởi vì chúng ta là thánh. Chúng ta không có thân thể nào cả, không có ham muốn gì cả. Chúng ta không ở đây! Chúng ta không hiện hữu. Vì thế, quý vị sẽ lên cao nhanh hơn. Nếu quý vị ngộ ra rằng mình không thật sự ở đây, mình chỉ là cái bóng ở Địa Cầu, thế giới không hiện hữu này, thì làm sao có thể lo lắng về chính mình nhiều đến thế?

Thành ra, ai nói gì cũng không sao. Nếu họ bảo quý vị đi chỗ này thì quý vị đi chỗ này. Nếu họ bảo quý vị đi chỗ kia thì quý vị đi chỗ kia. Nhất là khi tôi bảo vậy. Nếu tôi nói mà quý vị vẫn không nghe thì làm sao quý vị có thể nghe người khác – ông chủ ở chỗ làm việc hay là bạn bè của quý vị?

Tiếng Âu Lạc (Việt Nam) nghĩa là “nhượng”. Nhượng là sao? Nhượng tiếng Đức nói là gì? “Kiên nhẫn”? Có lẽ vậy. “Nhường cho người khác”. Tiếng Hoa nói vậy. Tiếng Đức nói sao? (Lịch sự?) Lịch sự? Không, đi ra phía sau. Ý nói là khi người nào... (“Vâng lời”?) “Vâng lời”. Ờ, nhưng... “nhượng”… Tiếng Hoa “nhường” nghĩa là... (Bescheidenheit!) Không phải “Bescheidenheit”. “Bescheidenheit” là tính khiêm nhường.

Nghĩa là khi mình đi chung với ai đó, mà họ nhất quyết muốn đi trước, thì quý vị lùi bước, thì quý vị nhường bước cho người khác. Tiếng Đức không có từ đơn giản cho ý đó? Mình phải giải thích dài vậy sao? (Kiềm chế.) Kiềm chế? Không luôn luôn như thế. Không. (Ân cần chu đáo.) Ân cần chu đáo? Ờ, có thể. Vẫn chưa đúng. Nhưng chúng ta hiểu nhau, đó là điểm chính. Mình không muốn luôn tranh nhau. (Nhân nhượng?) Có lẽ “nhân nhượng”, ờ, cũng được. Nếu quý vị còn nghĩ về từ đó đến ngày mai thì hãy coi cả quyển từ điển, rồi quý vị sẽ thấy từ đó, không vấn đề gì.

Vậy, nếu ngộ ra mình không là ai cả, và thật sự không cần nghĩ tới “cái ngã” này thì quý vị sẽ luôn luôn có Đại Ngã lớn hơn. Phải! Và khi quý vị luôn nghĩ tới cái ngã nhỏ bé này, kêu bằng cái ngã, mà chỉ là cái thân thể này, thì quý vị bị mắc kẹt chỗ đó, mắc kẹt với tiểu ngã, và sẽ không bao giờ đi đâu được, không bao giờ phát triển lớn hơn.

Khi còn trẻ... Quý vị giờ vẫn còn trẻ đẹp, nhưng khi còn trẻ hơn, còn nhỏ, như em bé hoặc là hai, ba, bốn tuổi, quý vị thích thời thơ ấu rất nhiều vì được cha mẹ chăm sóc. Luôn luôn có gì đó để ăn, không lo lắng, ai cũng bảo vệ mình. Không phải đi làm, thậm chí không phải đi học. Chà! Đó là thời gian tuyệt vời! Rồi quý vị mãi mãi muốn mình ở tuổi lên ba, lên bốn hay sao? Không thể được! (f-translator: Khi chúng ta còn nhỏ, khoảng ba, bốn tuổi, chúng ta rất thích khi được cha mẹ bảo bọc. Cha bảo bọc chúng ta, mẹ bảo bọc chúng ta, chúng ta không phải lo lắng là mình có thức ăn hay không. Chúng ta an toàn và biết rằng chúng ta được ai đó bảo bọc và mọi người chăm lo cho mình. Khi lớn khôn, nếu chúng ta vẫn còn bám vào tâm trạng đó, thì mình không bao giờ trưởng thành. Thành ra chúng ta phải buông bỏ điều đó và trở nên vị tha để thăng hoa bản thân và bước vào Đồng Nhất.) Phải! (Có phải như vậy không ạ?) Ờ, được rồi. Tốt! Cảm ơn cô. Cô cũng có thể ngồi thư giãn và thông dịch, cũng được.

Cho nên không thể lúc nào cũng ở cái tuổi lên ba, lên bốn hoài, hưởng thụ đủ thứ chiều chuộng, thương yêu, chăm sóc, không lo lắng gì cả. Không thể làm thế được. Tương tự, chúng ta không thể mãi mãi làm thánh nhỏ bé, hoặc thánh vô minh, hoặc thánh đẳng cấp rất thấp. Chúng ta phải buông bỏ để phát triển lớn hơn. (f-translator: Chúng ta không thể lúc nào cũng làm đứa trẻ ba, bốn tuổi. Muốn thành thánh nhân, chúng ta phải càng ngày càng vĩ đại, thăng hoa chính mình và đừng ở lại tình trạng của một đứa trẻ ba, bốn tuổi.)

Xem thêm
Tất cả các phần  (6/12)
1
2022-12-27
5865 Lượt Xem
2
2022-12-28
4652 Lượt Xem
3
2022-12-29
3990 Lượt Xem
4
2022-12-30
3638 Lượt Xem
5
2022-12-31
3698 Lượt Xem
6
2023-01-01
4708 Lượt Xem
7
2023-01-02
3796 Lượt Xem
8
2023-01-03
3935 Lượt Xem
9
2023-01-04
3467 Lượt Xem
10
2023-01-05
3302 Lượt Xem
11
2023-01-06
3227 Lượt Xem
12
2023-01-07
3354 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
2024-11-09
1294 Lượt Xem
2024-11-09
604 Lượt Xem
36:12

Tin Đáng Chú Ý

132 Lượt Xem
2024-11-09
132 Lượt Xem
2024-11-09
618 Lượt Xem
2024-11-09
1121 Lượt Xem
2024-11-08
895 Lượt Xem
2024-11-08
915 Lượt Xem
32:16

Tin Đáng Chú Ý

239 Lượt Xem
2024-11-08
239 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android