Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Ngoại Diện Không Luôn Phản Ảnh Sự Khai Ngộ Bên Trong, Phần 7/10

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Sau đó, có lẽ Ngài đã yêu một cô gái, một Công chúa, nhưng Công chúa đó kết hôn với vị Vua nước Áo. Sau đó, Ngài không thể cưới ai khác. Cho nên Ngài ở một mình tại nơi mà sau này trở thành lâu đài. Ngài nhớ quê hương của mình. Mỗi ngày Ngài đều nói về những chuyện trên Thiên Đàng. Mọi người không tin rằng có những chuyện như vậy. [Nghĩ] Ngài chắc là bị tâm thần mới nói về loại xe đó, có thiên nga kéo, v.v. Ngài rất thích thiên nga, vì đối với Ngài, thiên nga là tượng trưng cho sự thuần khiết, vẻ đẹp và sự trong sạch bên trong. Chúng ta cũng biết rằng người ta tôn kính chúng sinh Đẳng cấp Thứ Tư như thiên nga. Paramhansa, hansa – “hansa” có nghĩa là thiên nga ở Đẳng cấp Thứ Tư. […]

Bây giờ, nói về những lâu đài mà chúng tôi đến tham quan là của [Vua] Ludwig II. Tiếng Hoa nói làm sao? (Ludwig II.) Nó được Vua Ludwig II xây dựng. Ngài rất nổi tiếng vì đã xây rất nhiều lâu đài đẹp như trên chốn thần tiên, với đồ trang hoàng bên trong đều được dát vàng hoặc thứ gì đó rất quý báu, như là châu ngọc. Vô cùng đẹp. Chúng tôi… tôi đưa họ đến đó để xem bên trong. […] Nhưng khi tới những nơi đó, ôi, tôi cảm thấy vô cùng khó chịu. Vừa xuống xe… tới cổng là tôi liền cảm thấy… quá áp lực, buồn bã, lo âu đến mức muốn bỏ chạy ngay lập tức. Lần nào cũng vậy. Không chỉ xảy ra ở một lâu đài, mà ở ba, bốn lâu đài, đều như vậy hết. Cảm giác ở mỗi nơi đều giống nhau, chỉ khác một chút thôi. Nhưng tôi đã vượt qua điều đó. À! Thật kỳ lạ: cảm giác bị áp bức nặng nề. Có lẽ vì vị Vua đã chết ở đó rất bi thảm. Khi còn sống, Ngài rất cô đơn, rất căng thẳng. Thành ra Vua cảm thấy… Hoặc khi Vua ở đó, hoặc khi Ngài xây nơi này, Ngài đã bỏ ra rất nhiều công sức, rất nhiều tiền bạc và công sức, nên khiến mọi người cảm thấy khó chịu. Hoặc có thể do có quá nhiều người đã đến đó, nhiều dạng người khác nhau làm xáo trộn từ trường an bình. […]

Thời đó, người ta cũng nói rằng Ngài là một kiểu vua ẩn sĩ. Thành ra tôi không nghĩ Ngài bị tâm thần. Chỉ là lịch sử kể như thế. Những chính trị gia đó buộc tội Ngài như vậy mới có thể phế bỏ Ngài và lập một vị vua biết tuân thủ hơn. Họ hùa nhau âm mưu mọi điều này. Toàn là về chính trị. Vị Vua đó rất tuấn tú, rất thông minh và tốt đẹp. Và Ngài không bao giờ đối xử tệ với người khác. Ngài rất tử tế với thuộc hạ và những người khác. Theo lời thuộc hạ của Ngài, như được ghi lại trong lịch sử, Ngài là người rất tốt.

Sau đó, có lẽ Ngài đã yêu một cô gái, một Công chúa, nhưng Công chúa đó kết hôn với vị Vua nước Áo. Sau đó, Ngài không thể cưới ai khác. Cho nên Ngài ở một mình tại nơi mà sau này trở thành lâu đài. Ngài nhớ quê hương của mình. Mỗi ngày Ngài đều nói về những chuyện trên Thiên Đàng. Mọi người không tin rằng có những chuyện như vậy. [Nghĩ] Ngài chắc là bị tâm thần mới nói về loại xe đó, có thiên nga kéo, v.v. Ngài rất thích thiên nga, vì đối với Ngài, thiên nga là tượng trưng cho sự thuần khiết, vẻ đẹp và sự trong sạch bên trong. Chúng ta cũng biết rằng người ta tôn kính chúng sinh Đẳng cấp Thứ Tư như thiên nga. Paramhansa, hansa – “hansa” có nghĩa là thiên nga ở Đẳng cấp Thứ Tư.

Những người đã đạt đến Đẳng cấp Thứ Tư được tôn kính là “hansa”. Những người tu hành sẽ tôn kính họ như “hansa”. Nếu ở Đẳng cấp Thứ Năm thì… dĩ nhiên là trở thành Vô Thượng… Vô Thượng Sư. Đẳng cấp Thứ Năm mà. Không phải tôi nói quý vị. Tôi đang nói Bà Thanh Hải đó. Nói giỡn thôi nha. Nói giỡn thôi. Đừng bận tâm. Được rồi. Ngài thích thiên nga vô cùng. Ngài có tu hành. Ngài nói rằng…

Khi sắp qua đời, Ngài còn nói với những người bên cạnh rằng Ngài nghĩ chúng ta nên tìm kiếm Thượng Đế, tìm Thượng Đế và đừng chìm đắm trong thế giới vật chất. Ngài nói rằng đa số con người sống không có lý tưởng cao cả bên trong, cũng không có trí huệ cao thượng. Làm sao một người nói những lời này mà tâm thần được? Ngài rất thích âm nhạc và nhiều thứ tuyệt vời. Ngài có trí huệ mới có thể xây kiểu lâu đài đó và trang trí bên trong vô cùng đẹp. Nhưng tôi không muốn sống ở đó. Khi vào bên trong, mọi thứ đều lấp lánh, sáng đến mức mình không thể nhắm mắt được. Nếu sống ở đó, có lẽ tôi sẽ che tất cả lại bằng tấm vải đậm để tôi có thể thiền tốt. Nó quá sáng. Quá sáng thì chúng ta không dễ thấy Ánh Sáng (Thiên Đàng) nội tại.

Là như vậy đó. Cho nên, Ngài… Có lẽ Ngài buồn phiền vì thất tình, nên Ngài cứ xây những thứ vật chất như nhà cửa, này nọ, hy vọng có lẽ một ngày nào đó Nàng sẽ quay lại sống với Ngài. Ngài nghĩ nàng là Nữ hoàng, rất xinh đẹp, nên đáng được sống trong loại nhà như thế. Ngài cứ nói với Nàng như vậy. Nhưng Nữ hoàng đó cũng là một phụ nữ rất có trách nhiệm. Nàng đã kết hôn rồi, thì vậy thôi. Nàng có đất nước của riêng mình ở đó và không thể trở lại như thế. Hai người họ quen nhau từ thuở nhỏ, và kể từ đó, Ngài không muốn… Ngài không thể có bất kỳ mối quan hệ nào hay là ham muốn các cô gái khác nữa. Ngài đã đính hôn một lần nhưng Ngài cứ trì hoãn, không muốn kết hôn. “Ngày mai, ngày kia, hoặc năm sau”, v.v. Cuối cùng Ngài không chịu nổi sự quấy rầy liên tục, nói: “Tôi không muốn nữa. Hủy”. Đã hủy. Như vậy đó.

Cho nên tài liệu lịch sử không phải lúc nào cũng cho thấy sự thật. Do đó, khi đọc lịch sử hay là đọc truyện, hoặc đọc cái gọi là kinh điển, chúng ta phải tự phán đoán rõ ràng. Nếu không, chúng ta có thể gạt chính mình và cũng gạt người khác. Bởi vì nếu chúng ta cho rằng mình hiểu đúng, thì chúng ta sẽ nói với người khác và làm cho nó còn tệ hơn. Nếu không hiểu, tốt nhất chúng ta nên im lặng, rồi sau khi khai ngộ và thật sự hiểu, chúng ta có thể giải thích cho người khác hoặc thuyết giảng. Được rồi. Nói về việc đó, có quá nhiều người tốt kẻ xấu.

Nóng quá ha. Có thể thiền được không? (Dạ vẫn được.) Được à? Tốt. Vậy thì chúng ta hãy thiền một lát. Ở vườn trúc có tốt hơn không? Hôm nay có ai xin thọ Tâm Ấn không? Có không? Đồng nào đó có ở đây không? Có ai xin thọ Tâm Ấn không? (Dạ có!) (Dạ có.) Quý vị nói “dạ có”, nhưng tôi không chắc có ai biết điều đó không. Có ai đang phỏng vấn gì không? Hôm nay có chuẩn bị không? Đồng nào đó, đứng lên cho tôi xem. Không có ai? Đồng có ở đây không? (Thưa Đồng đang ở cổng chính.) Cô ấy ở đó để làm gì? (Chúng con phải hỏi những người ở đó.) Tôi không có điện thoại. Ở đây có điện thoại di động không? Xem coi có cái nào không. Hãy đi đếm liền, nếu không sẽ quá muộn. (Có bao nhiêu người xin thọ Tâm Ấn?) Bao nhiêu người? (Họ vẫn còn đang đếm ạ.) Còn đang đếm hả? (Con sẽ đi hỏi lại Đồng.) Biểu họ phỏng vấn nhanh lên. Sau đó dẫn họ lên núi sau nha. Không cần phải hỏi lại tôi nữa. Chỉ hỏi nếu cần thiết. (Dạ.) Nếu không, sẽ quá muộn cho họ về nhà. Chủ Nhật nào cũng vậy. Lúc đầu tôi không biết gì, rồi 4 giờ chiều quý vị nói với tôi: “Thưa Sư Phụ, chúng con muốn có buổi Tâm Ấn”. Rồi tôi sẽ nói: “Được rồi, vậy ngày mai chúng ta mới về”. Chỉ có một “tâm” mà phải mất rất nhiều thời gian để “ấn”.

Bởi vì quý vị thật kỳ lạ. Cái gì quý vị cũng học được, còn những hướng dẫn Tâm Ấn, quý vị lại học rất chậm. Cứ lặp đi lặp lại hoài. Năm (Hồng) Danh thôi mà cũng không niệm được. Thật ngộ. Sao nghiệp chướng của quý vị “nhẹ” quá vậy? “Ít” quá vậy? Bởi vậy mới mất rất nhiều thời gian. Lặp lại nhiều lần mà quý vị vẫn không thể hiểu được. Hỏi lại hoài. Chờ đợi. Thành thử mới chậm như vậy. Ngày xưa, chỉ một câu thôi cũng có thể khai ngộ rồi. Không cần Tâm Ấn rắc rối. Những người muốn thọ Tâm Ấn thì đi đến cổng báo “cổng”, nghĩa là báo “danh” của mình. (Báo “cổng”). Canh giữ cổng ở đó cũng tốt. Đi “báo danh với cổng”. Tôi già rồi. Đừng cười. (“Báo cổng” cũng đúng ạ.) Hả? (Báo cổng.) “Báo cổng” cũng đúng; cổng vào Pháp Môn Quán Âm”. Nhập “môn” hả? (Nhập môn.) Cũng đúng. Thật ra, mọi ngôn ngữ trên thế giới này đều vô thường. Rồi. Mọi người mãn nguyện chưa? Nóng quá. Quý vị có muốn tới vườn trúc để thiền không? (Dạ muốn.) Vậy đi đi. Đủ người. Đủ không? Đủ. Hơn nữa, vậy dễ hơn cho hộ pháp [làm việc], và mấy người bạn bè và khách khứa ở bên ngoài cũng có thể đi dạo. Họ có thể nghĩ rằng ở đây có những bí mật. Hãy để họ tới xem các lọng che nắng. Nếu quý vị ngồi đây thì không ai dám vào, vì sợ quấy nhiễu sự nhập định của quý vị. Rồi. Đi tới vườn trúc. Đi, đi, đi. Lẹ.

Tôi sẽ không đi quanh khu này đâu. Ai muốn gặp tôi thì có thể đến… Đến đâu? Chúng ta không có chỗ nào cả. Thật vậy. Tôi mắc cỡ khi đi quanh khu này. Rồi ha. Quý vị… Cái gì? Đủ rồi. Quý vị mời tôi lần nữa, phải không? Ngại quá. Hiểu rồi. Không. Giày cao gót khiến tôi đi lại khó khăn. Không cần phải làm gì cho cao lên. Kêu vài chàng trai tới khiêng tôi lên là đủ rồi. Phải. (Dùng cái kiệu ạ.) Có cái kiệu nào không? Hôm qua cái kiệu đã bị tháo dỡ rồi, phải không? Quý vị gửi đi bán từ thiện rồi hả? (Dạ chưa.) (Nó vẫn còn đó ạ.) Ngồi trên kiệu tôi sẽ di chuyển nhanh hơn. Nếu tôi đi bộ trẹo qua trẹo lại, người ta có thể hiểu lầm. Hoặc tôi tự đi bộ cũng được. Đi bộ tốt hơn. Cứ đi bộ thôi. (Chân của Sư Phụ có sao không? Đường đi này khó đi ạ.) Đường khó đi hả? (Tốt hơn nên dùng kiệu khiêng Sư Phụ.) Với lại hôm nay trời nóng quá. Đi bộ có thể làm trang điểm của tôi… (Trôi mất.) Nếu nó trôi mất, tôi sẽ trông xấu lắm. Khi đó người ta có thể đến hỏi tôi: “Bà Thanh Hải xinh đẹp đâu rồi?” Thường thường là như vậy. Vì họ xem trong hình, trong băng hình thấy tôi rất đẹp. Họ thường đến vỗ vai tôi, hỏi: “Đại mỹ nhân Thanh Hải đó đâu rồi?” Tôi xấu hổ quá, không biết trả lời sao. Tại quý vị hết đó, trong ảnh thì làm tôi đẹp đến mức người ta không thể nhận ra người thật. (Dạ người thật cũng đẹp ạ.) Người thật cũng đẹp à? (Dạ còn đẹp hơn.) (Người thật còn đẹp hơn.) Người thật còn đẹp hơn à? (Dạ.) Kỳ lạ. Sao quý vị nói đúng quá vậy? Tôi cũng nghĩ vậy đó.

Đôi mắt thường gây rắc rối. Được rồi. Được rồi. Mệt quá. Tôi mệt. (Mệt quá.) Mệt quá. Ờ, cảm ơn quý vị. Vậy sao? Không có kiệu hả? Nếu không có kiệu thì tôi về đây. (Dạ có, có. Họ đang khiêng tới.) Tôi về đây. (Họ đang khiêng đến ạ.) (Họ đi lấy kiệu rồi ạ.) Kiệu tới rồi chưa? Nếu chưa, mình đi bộ trước một chút. Từ phía này. (Dạ kiệu tới rồi.) (Kiệu tới rồi.) Tới rồi à? Được rồi. Đừng có chạy. Quý vị sẽ đổ mồ hôi rồi trông khó coi. Vinh quang, vinh quang, ha-lê-lu-gia! Nhân danh Thượng Đế. Ồ! Phải, đường gập ghềnh. Chúng ta sẽ làm một đường bằng phẳng, là sẽ ổn thôi. Tôi đã nghĩ về điều đó. Hãy làm vài đường bằng phẳng. Sau đó tôi sẽ đi bộ một đoạn ngắn để tới đó. Được rồi. (Rồi. Nâng lên.) (Được rồi. Nâng. Nâng kiệu lên.) Hôm nay tôi không cảm thấy ngại khi để quý vị khiêng tôi. Phải rồi. Được rồi. Cái lọng. Coi thần thông kìa. Một, hai, ba. Hôm qua tôi không đẹp bằng hôm nay. Tối qua quý vị không thể gặp tôi. (Kính chào Sư Phụ.) Tuần sau trở lại, tôi sẽ mặc cho quý vị xem. (Dạ.) Hôm qua, trẻ em không thấy nó. Trẻ em thích nhìn những thứ đầy màu sắc. Tối qua quý vị có thoải mái không? (Dạ thoải mái.) Quý vị có ngắm Trăng không? (Dạ có.) Họ ở phía đó không thấy được. (Phía này không thấy được.) Quý vị có thể. (Kính chào Sư Phụ.) Cảm ơn. Điều đó tôi biết. (Kính chào Sư Phụ.) Cô ấy nói Sư Phụ đẹp quá. Tôi nói tôi biết chớ. Tôi rất khiêm nhường và thẳng thắn. (Kính chào Sư Phụ.)

Photo Caption: Mọi Thứ Hợp Lại Làm Tăng Thêm Vẻ Đẹp

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Video Mới Nhất
35:22

Tin Đáng Chú Ý

119 Lượt Xem
2024-12-21
119 Lượt Xem
2024-12-21
190 Lượt Xem
38:04

Tin Đáng Chú Ý

153 Lượt Xem
2024-12-20
153 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android