Vậy nên mỗi ngày chúng ta phải sống như thể đây là ngày cuối cùng mà chúng ta có cơ hội để làm những việc mình đang làm. Và mỗi ngày chúng ta phải bảo đảm rằng mọi việc chúng ta làm đều hợp với lý tưởng cao thượng của mình về cách chúng ta chọn sống một cuộc đời với phẩm chất cao đẳng. Chúng ta cũng có thể chọn sống một cuộc đời tệ hại hoặc chẳng có phẩm chất gì cả, cũng chẳng sao. […] Nhưng có điều khi chúng ta chết hay khi lìa đời, chúng ta nhìn lại đời mình chỉ thấy đó là một trang giấy trắng, hay một băng hình trống không. Chẳng có gì hiện ra trong đó, chẳng có gì thú vị về đời mình, thì có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy rất tiếc nuối, rất hụt hẫng. […]
Ngày xưa có một người tu Thiền. Ông chọn một tảng đá bên bờ vực núi để thiền, để ông không bao giờ ngủ gục vì ông lo sợ là sẽ ngã. […] Nhưng rồi cuối cùng, ông đã ngã. […] Khi ông ngã, Bồ Tát, thiên thần, đã đỡ ông giữa không trung, Vị Bảo Vệ, Hộ Pháp đã đỡ ông giữa không trung rồi đặt ông trở lại tảng đá. […] Nên, ông nói: “Ồ, cảm ơn Ngài nhiều lắm. Tại sao Ngài cứu tôi?” Vị Hộ Pháp mới nói với ông: “Bởi vì chúng tôi bảo vệ những người tu hành tốt”. Nghe vậy, hành giả đó cảm thấy rất tự hào, ông hỏi: “Có bao nhiêu hành giả tầm Đạo mà thành tâm, xuất sắc như tôi trên cả nước Thái Lan?” Nghe vậy, Hộ Pháp cảm thấy ghê tởm. Vị đó nói: “Ông ngạo mạn quá. Người tu hành chân chính, người tu hành xuất sắc thì có rất nhiều trong vũ trụ. Còn [những người] tệ hại như ông – những cái đầu ngái ngủ, ồ, mấy người đó đâu đâu cũng có! Thậm chí còn nhiều hơn, đa số đó”. Dù sao, vị Hộ Pháp cũng hơi có chút ghê tởm đối với thái độ kiêu ngạo của ông ta, nên nói: “Lần sau ngươi mà té xuống, ta sẽ không đến cứu ngươi nữa. Cho nên, hãy cẩn thận!”
Rồi người tu Thiền cảm thấy rất buồn sau khi bị quở trách. Ông buồn bã và ăn năn hối lỗi, lại trở nên rất khiêm nhường. Nhưng ông vẫn ngồi đó trên tảng đá lần nữa. Ông nói: “Ừ, lần này nếu chết thì chết”. Không phải “(my die (ได้ (Dị̂))”, (“không thể” trong tiếng Thái), mà là “tôi chết”. “Vì mình [tu] tệ quá, nên dù sao cũng phải tu hành chăm chỉ. Cho nên mình phải mạo hiểm ngồi đây tập trung [thiền], cho dù Bồ Tát không đến cứu mình”. Nên, ông ta cứ ngồi đó, rồi cuối cùng, lại té nữa. Nhưng Bồ Tát vẫn đến cứu ông và đặt ông trở lại tảng đá. Vì thế pháp Thiền này gọi là Thiền Trên Đá. Chứ không phải soda trên đá lạnh. Rồi sau đó, ông lại leo lên tảng đá, và ngạc nhiên khi thấy vị Bồ Tát cũng ở bên cạnh. Ông ấy nói: “Ồ, tôi tưởng ngài nói rằng ngài sẽ không bao giờ cứu tôi nữa. Sao lần này ngài lại đến?” Rồi vị Bồ Tát trả lời: “Ồ, ta chỉ nói nếu ông kiêu ngạo thì ta sẽ không cứu nữa. Nhưng vì ông khiêm nhường trở lại, thì ông là một người khác rồi, nên ta vẫn giúp ông”.
Cho nên, nếu quý vị muốn thử phương pháp ngồi bên vực núi này, thì có thể đi tìm một tảng đá ở đâu đó trên Bãi biển Pattaya hoặc vùng núi Chiang Mai, xem nó có hiệu quả hay không. Còn tôi sẽ không thử đâu. Các vị Hộ Pháp, họ đều bận rộn bảo vệ quý vị, họ sẽ “không ngó ngàng” đến tôi. Nhưng tôi nghĩ mỗi người quý vị đều có một vị. Hôm nay cho tôi mượn được không? Hôm nay rất khó để tôi giữ thăng bằng trên ghế này. Nhưng quý vị thì không sao.
Chúc mừng Ngày Lễ Mẹ. Vì hôm nay là Ngày Lễ Mẹ, nên tôi đến để chào tất cả các bà mẹ, các bà mẹ của tôi. Ờ, quý vị nói quý vị là đệ tử của tôi. Nhưng tôi nghĩ quý vị đều là “má” tôi, thậm chí là “má chồng” nữa. Rất khó để biểu quý vị làm gì. Dù sao, quý vị cũng cố gắng hết sức, tôi hiểu. Có điều đôi khi tôi không có đủ thời gian để đợi quý vị chỉnh đốn lỗi lầm, vì thời gian của tôi, có một số lịch trình khác nhau. Nếu quý vị cứ chậm chạp và cứ cố hết lần này sang lần khác, tôi không có thời gian để đợi quý vị. Thế thôi. Nhất là những người ở gần tôi. Nếu họ mắc lỗi thì tôi phải thay người khác và chỉnh đốn [họ] lại. Rồi họ phải dành thời gian để liên tục làm việc. Nếu họ hoàn thành nhanh chóng thì chúng tôi có thể vui chơi hoặc làm chuyện khác cùng nhau, đại khái vậy.
Cũng giống như con cái của quý vị. Nếu học không giỏi ở trường, đôi khi thầy cô bắt chúng phải đến vào Chủ Nhật hoặc ở lại sau giờ học trong khi những học sinh khác chơi – để sửa lỗi cho chúng hoặc làm lại bài thi. Và mọi người, quý vị, thật sự dường như không nhận ra rằng tôi luôn phải làm rất nhiều việc khác nhau. Và quý vị dường như có tất cả thời gian trên thế giới. Cho nên, mỗi khi tôi biểu hoặc yêu cầu quý vị làm điều gì đó, thì quý vị cứ thủng thẳng. “Ồ vâng, thưa Ngài, con sẽ làm”, rồi làm thong thả, từ từ. Đại khái vậy. Và nhiều khi tôi không có thời gian chờ việc này. Bởi vì phút kế tiếp, tôi sẽ làm việc khác. Rồi quý vị bỏ lỡ công việc và không theo kịp tôi, thì tôi sẽ phải bỏ quý vị lại đằng sau và dùng người khác. Hoặc quý vị sẽ cảm thấy rất tiếc là không thể theo kịp tôi, rồi sẽ hỏi tại sao tôi không cho quý vị tham gia, đại khái vậy. Nhưng không thể được, nếu quý vị quá chậm.
Giống như có ai đó muốn gọi điện thoại cho tôi. Anh ấy nói sẽ gọi cho tôi vào thứ Bảy vì thứ Sáu anh ấy bận – bận cả ngày, không biết nữa. Anh ấy nói: “Thứ Sáu [con] sẽ rất bận nên thứ Bảy con sẽ gọi cho Sư Phụ”. Đó là ngày hôm trước, một ngày trước đó. Anh ấy nói anh ấy nhớ tôi rất nhiều. Anh ấy sẽ gọi cho tôi vào thứ Bảy, nhưng thứ Sáu thì không thể. Được. Nhưng từ thứ Năm, đó là ngày cuối cùng anh gọi điện. Rồi cho đến nay chúng tôi chưa liên lạc được với nhau vì lúc nào tôi cũng ở trên đường. Tôi nói chuyện và bận rộn đến nửa đêm, cho đến 2, 3 giờ sáng và bây giờ tôi còn ở đây. Đó là thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ Nhật. Đã ba ngày rồi, không liên lạc gì cả. Và không biết tôi sẽ về nhà hay sẽ có việc gì khác. Tôi phải đi đâu đó vào buổi tối, nên không bao giờ biết được. Anh ấy nghĩ rằng mình là người duy nhất bận rộn vì anh có gia đình, có công việc kinh doanh và anh thành công trên thế giới. Nhưng anh quên rằng tôi cũng rất bận, và đôi khi đột nhiên bận hơn. Cho nên, chúng ta không bao giờ biết được ngày mai sẽ ra sao. Hãy làm những gì mình phải làm hôm nay.
Rồi hôm qua tôi đã phải làm một việc quá… có thể gọi là nguy hiểm đến mức tôi thậm chí không biết mình có thể thoát được không. Chứ đừng nói chi ngồi đây nói chuyện với quý vị. Tôi phải đi nói chuyện với một người không hề hiền lành, rộng lượng theo cách hợp pháp thông thường. Cho nên, nếu họ muốn giữ tôi ở đó, thì tôi không có cách nào thoát được. Nhưng vì sự an toàn của người khác, tôi phải làm điều đó. Tôi có thể phái người khác đi, nhưng rồi sẽ gây nguy hiểm cho người đó. Cho nên tôi phải tự làm thôi. Chẳng hạn như vậy. Khỏi nói đến thứ Bảy hay Chủ Nhật, biết không? Có thể không có ngày nào cả! Vậy nên mỗi ngày chúng ta phải sống như thể đây là ngày cuối cùng mà chúng ta có cơ hội để làm những việc mình đang làm. Và mỗi ngày chúng ta phải bảo đảm rằng mọi việc chúng ta làm đều hợp với lý tưởng cao thượng của mình về cách chúng ta chọn sống một cuộc đời với phẩm chất cao đẳng. Chúng ta cũng có thể chọn sống một cuộc đời tệ hại hoặc chẳng có phẩm chất gì cả, cũng chẳng sao.
Thượng Đế đâu có phạt con người. Tôi có nói nhiều lần rồi: Địa ngục là do lương tâm của chúng ta tạo ra. Và dù không có địa ngục, chúng ta chỉ sống một đời rất bình thường và cũng tận hưởng được hạnh phúc rất đơn giản; điều đó cũng tốt. Thượng Đế không đòi hỏi chúng ta phải sống một đời cao thượng hay hy sinh vì hạnh phúc và an toàn của người khác. Nhưng có điều khi chúng ta chết hay khi lìa đời, chúng ta nhìn lại đời mình chỉ thấy đó là một trang giấy trắng, hay một băng hình trống không. Chẳng có gì hiện ra trong đó, chẳng có gì thú vị về đời mình, thì có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy rất tiếc nuối, rất hụt hẫng. Rồi chúng ta lại phải xin có một kiếp khác, để đi xuống và làm điều gì đó mà chúng ta nghĩ là có ý nghĩa hơn, nhiều màu sắc hơn cho cảnh quay, “thước phim” của mình.
Photo Caption: Chỉ Là Vòng Ôm Thân Thiện Để Biết Chắc Mình Được Thương