Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư (Thuần Chay) Nói Về Tác Hại Của Thịt, Phần 16 – Xuyên Tạc Giáo Lý Của Các Vị Thánh Nhân

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm
Như đã đề cập trong tập trước, tất cả những vị Thánh và Minh Sư đều dạy cùng một đạo lý “không sát sinh” bởi vì họ là hiện thân của tình thương và lòng từ bi. Tuy nhiên, có một đoạn ghi chép trong kinh điển Phật giáo về việc Đức Phật Thích Ca tôn kính đã ăn một loại thức ăn được gọi là “giò heo”. Trong Kinh Thánh có đề cập đến việc Chúa Giê-su Ki-tô đã cứu đói cho 5.000 người bằng năm ổ bánh mì và hai con cá. Sau hàng nghìn năm chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, có lẽ đã có vài sự hiểu lầm những văn bản cổ. Trong nhiều giáo lý khai sáng, Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư đã giúp làm sáng tỏ những hiểu lầm phổ biến liên quan đến lối dinh dưỡng của những vị Thánh và Tiên Tri vĩ đại này.

Ở Ý, họ có loại nấm hương heo, nhớ không? Nấm “truffle”, ẩn dưới đất và heo thường đào lên ăn. Khi ngửi thấy, heo lấy chân đào và rồi người ta theo đó đào nấm lên để bán. Nấm này rất đắt tiền. Cho nên Đức Phật đã ăn nó, dĩ nhiên, họ cúng dường Ngài nấm đó như một món ăn quý. Họ gọi nó là nấm “heo mỹ vị” hoặc nấm “giò heo” do câu chuyện đó mà ra, do chuyện heo có thể ngửi mùi nấm và đào ra cho người ta. Cho nên Đức Phật, Đức Phật đáng thương chưa hề nếm thịt heo nhưng đã ăn một “giò heo” lớn. Ôi trời ơi!

(Chúa Giê-su có phải là người ăn trường chay?) Tội nghiệp cho Chúa Giê-su. Mọi người tìm cách nhét thịt cá vào miệng của Chúa. Ngài ăn trường chay. Ngài xuất xứ từ truyền thống Ét-xen, và người Ét-xen lúc nào cũng ăn chay. Có một sách phiên dịch từ tiếng Aramaic của Edmund Bordeaux Szekely, ông là người Hungary. Từ những quyển sách cổ, được tìm thấy trong tài liệu lưu trữ ở tòa thánh Vatican, được tin tưởng là những giáo lý của Chúa Giê-su. Trong đó, Chúa Giê-su chỉ thị các đệ tử của Ngài hoàn toàn không được ăn thịt động vật. Hoàn toàn không. Thánh Kinh ngày nay được dịch ra từ phiên bản tiếng Hy Lạp cổ. (Dạ.) Chúa Giê-su cho đám đông ăn bánh mì với “opsarum”. “Opsarum” có thể được dịch là gia vị, (Dạ.) có hai nghĩa: gia vị hoặc cá. Cho nên, có thể nói rằng Ngài cho họ bánh mì và kèm theo gia vị cho có hương vị. (Dạ hiểu.)

Nếu Chúa ăn cá, tại sao Ngài lại bảo 12 tông đồ đầu tiên của Ngài hãy bỏ nghề lưới cá, và thay vì vậy hãy theo Ngài để lưới người? Đi theo Ngài có nghĩa là không có gì cả. (Dạ.)

Một vị Minh Sư từ bi như Chúa Giê-su, bồng một chú cừu con yếu đuối, bị thương của một người lạ lên đồi, để cừu con khỏi bị người chăn cừu đánh hay đá hoặc lôi kéo, làm sao mà Ngài có thể ăn bất cứ sinh vật nào? Có sự mâu thuẫn đôi chút trong đó.

Đa số tài liệu này được tìm thấy trong Tử Hải Kinh, mà họ đào lên cách đây không lâu, cách đây vài năm. Và người ta đã tìm thấy tất cả những giáo lý vĩ đại này. Chúa Giê-su thuộc vào Dòng này. “Vì kính trọng sâu xa muôn loài, họ không bao giờ đụng vào món thịt…” Họ không ăn thịt, thấy chưa? Hy vọng tất cả những người Ét-xen kiếp này cũng đọc câu này và đừng ăn thịt. “Họ cũng không uống nước lên men”. Nghĩa là rượu. Thấy chưa? Phải.

Tôi mới nghĩ tới tất cả những vị Tiên tri và Minh Sư. Khi còn tại thế, các Ngài bị tấn công, hành hung, hay bị bôi nhọ, hay bị sát hại, bằng nhiều cách tàn nhẫn khác nhau. Và sau khi các Ngài chết, một số người xây nhà thờ rất lớn, chùa chiền lớn, và đền thờ, bất cứ gì. Và rồi, các Ngài vẫn bị giết, họ giết thanh danh của các Ngài, khi nói rằng Chúa Giê-su ăn cá, Phật ăn giò heo và Tiên tri Mô-ha-mét bảo họ giết người. Đủ thứ chuyện. Thật buồn, thật buồn. Tất cả đều lấy danh nghĩa của các vị Đại Minh Sư, vô cùng từ bi, vô cùng nhân ái vô cùng khoan dung, hết lòng thương yêu muôn loài. Ngay cả những chú chim nhỏ và những chú cừu non, các Ngài đều hết mực yêu thương họ. Làm sao các Ngài có thể bảo ai đi ra ngoài giết người khác? Vì thế tất cả các vị Tiên tri đã bị hiểu lầm rất nhiều, rất nhiều, rất nhiều và rất nhiều.

Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật Thích Ca nói: “Nếu người tu hành ăn thịt chúng sinh, đẳng cấp cao nhất chúng ta có thể đạt được là đẳng cấp của ma vương”. Không phải là ăn thịt khiến chúng ta trở thành ma vương. Đó là do trình độ bên trong và sự vô cảm của chúng ta khiến chúng ta chỉ xứng đáng trở thành ma vương. Không phải là ăn thuần chay làm cho một người trở thành một vị Phật và ăn thịt làm cho một người trở thành ma vương. Nếu một người có thể vui hưởng xác thịt của chúng sinh, nó có nghĩa là người ấy không có đủ tình thương bên trong và đó là lý do tại sao người ấy có thể tiếp tục sống hạnh phúc mặc dù người ấy vẫn ăn thịt, và đó là lý do tại sao người ấy không thể phát triển đầy đủ Phật tánh bên trong chính mình. Nếu người ấy đã phát triển đầy đủ Phật tánh của mình, thì tất nhiên, người ấy sẽ cảm thấy đau khổ khi chỉ nhìn vào miếng thịt. Người ấy sẽ cảm thấy sự đau khổ của chúng sinh vì vậy người ấy không dám và không muốn ăn thịt.

Chúng ta phải sống cho xứng là con cái của Allah. Giả sử Allah đến tinh cầu chúng ta, Ngài sẽ làm gì? Tưởng tượng Allah đến đây và giết mọi chúng sinh để ăn, chỉ để giữ thân thể của Ngài sống khoảng 100 năm. Allah có bao giờ làm thế không? Có không, thưa bà? Dạ không, Sư Phụ. Không. Chúng ta không thể tưởng tượng một Thượng Đế, hay Allah toàn năng sẽ đến đây và giết mọi sinh vật dễ thương, nhỏ bé, vô tội, bất lực, không thể tự vệ, để mà ăn. Cho nên chúng ta là con cái của Thượng Đế. Tất cả những đấng tiên tri đều nói vậy. Chúa Giê-su Ki-tô nói vậy. Đức Phật nói vậy. Tiên tri Mô-ha-mét, Bình An Đến Với Ngài, nói vậy. Chúng ta là con cái của Đức Cha từ bi. Chúng ta phải giống như Cha của mình. Đây là điều rất hợp lý. Điều đó sẽ làm vui lòng Đức Cha – rằng chúng ta giống Ngài, rằng chúng ta từ bi, rằng chúng ta bác ái, rằng chúng ta hòa thuận với nhau. Tất cả người cha đều muốn con cái họ như vậy Cho nên để xứng đáng là con cái của Allah, con cái của Thượng Đế, chúng ta phải sống theo cách mà Đức Cha muốn mình sống.

Người xuất gia chân chính, họ có thể được giải thoát, nếu họ trì giới nghiêm chỉnh, chỉ ăn mỗi ngày một bữa, và không mặc hàng tơ lụa; và không dùng sữa, hoặc bất cứ sản phẩm động vật nào; khi đi bộ họ lưu ý đến bước chân tránh làm hại côn trùng; họ thật sự nghe theo giáo lý và giới luật của Đức Phật, thì họ có thể được giải thoát vượt ngoài Tam Giới, không nhất thiết đến Cảnh giới Thứ Năm. Phật giáo có nhiều người đạt đến Cảnh giới Thứ Tư nhất, có lẽ bởi vì họ ăn chay trường/thuần chay. Và người Ấn giáo cũng có một số. Ấn Độ giáo. Đó là hai tôn giáo có nhiều người nhất. Các tôn giáo khác cũng có một số.

Trong lúc bế quan, tình cờ tôi thấy rất nhiều điều. Thành ra tôi mới biết những ai thật sự ăn chay trường/thuần chay và trì giới sẽ được giải thoát. Tôi chỉ kiểm tra về người xuất gia thôi. Tôi không kiểm tra về người tại gia. Người xuất gia đương nhiên dễ dàng hơn, bởi vì họ không có lo âu và chướng ngại. Họ không còn quan hệ với bất cứ ai; họ không giao du với người ta. Thành ra sẽ dễ hơn cho họ giữ từ trường của mình trong sạch và ăn chay trường/thuần chay.

Tại sao người Ấn Độ lại khai ngộ hơn người xứ khác? Tôi tự hỏi như vậy. Phải, và rồi tôi đã tìm ra câu trả lời. Thượng Ðế cho tôi biết: “Bởi vì họ thực hành những điều họ thuyết giảng. Họ thực hành hạnh từ bi. Họ thực hành việc ăn chay. Họ thực hành việc cầu nguyện. Họ thực hành thiền định. Họ thực hành ý thức không ngừng rằng tất cả chúng sinh đều là một. Việc gì xảy ra cho một người đều xảy đến tất cả những người khác”. Tôi đã nói: “Cám ơn Ngài nhiều lắm!” Khi chúng ta có những thắc mắc thành khẩn, Thượng Ðế luôn trả lời. Và đây là những gì mà Ấn Độ giáo và triết lý của xứ sở này tựu trung lại.

Nhiều bậc Đại Sư đã phải đến Ấn Ðộ, cung kính trước đất nước này để cầu xin vài kiến thức hầu khai triển trí huệ của chính họ. Chúa Giê-su đã đến đây, Phật Thích Ca đã ở đây. Nhiều bậc Minh Sư vĩ đại khác đã sinh ra ở đây, như Giáo chủ đạo Sikh, những vị thầy Ấn Ðộ giáo, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Họ đã hy sinh tất cả để nhắc nhở chúng ta về lý tưởng cao thượng của giới không sát sinh và lòng từ bi, bởi vì Thượng Ðế là Tình Thương. Nếu chúng ta muốn là Thượng Ðế, chúng ta phải là Đại Biểu của Tình Thương.
Xem thêm
Tất cả các phần  (16/20)
Xem thêm
Video Mới Nhất
35:22

Tin Đáng Chú Ý

119 Lượt Xem
2024-12-21
119 Lượt Xem
2024-12-21
186 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android